Thiếu chuỗi liên kết bền vững cho vùng rau cần nước lớn nhất tỉnh

Vùng trồng rau cần nước tại xã Gia Kiệm (H.Thống Nhất) là vùng chuyên canh rau cần lớn nhất Đồng Nai. Vùng chuyên canh này sớm ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất đạt chuẩn VietGAP, thành lập HTX với kỳ vọng hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ để có đầu ra bền vững cho vùng rau đặc sản này.

Vùng trồng rau cần Gia Kiệm giảm mạnh về diện tích

Vùng trồng rau cần tại xã Gia Kiệm (H.Thống Nhất) là vùng chuyên canh rau cần lớn nhất tỉnh Đồng Nai. Trước đây, trồng rau cần cho thu nhập tốt, nhiều hộ dân thuê ao đầu tư trồng rau cần; phát triển mô hình sản xuất theo quy trình VietGAP. Tuy nhiên, từ sau dịch Covid-19 đến nay, nông dân trồng rau cần gặp nhiều khó khăn, phải thu hẹp dần quy mô sản xuất.

HTX tự phối trộn thức ăn chăn nuôi: Chuyện không dễ

Thị trường đang xảy ra tình trạng giá thức ăn chăn nuôi ở mức cao, còn giá gia súc, gia cầm bán ra lại giảm trong thời gian dài. Trước thực tế này, nhiều nông dân, HTX đã chủ động phối trộn thức ăn chăn nuôi, song thực tế cho thấy, việc chủ động thức ăn chăn nuôi là một bài toán nan giải đối với nông dân, HTX hiện nay.

Yên Châu - Mùa nhãn chín muộn

Vào cuối tháng 8, khi nhãn chính vụ đã cơ bản thu hoạch xong, thì nhiều nhà vườn trên địa bàn huyện Yên Châu lại tiếp tục thu hoạch các diện tích nhãn chín muộn. Vụ nhãn muộn năm nay tuy giảm sản lượng, nhưng bù lại được giá cao gấp đôi so với năm 2021 nên nông dân trồng nhãn rất phấn khởi.

Giải pháp phát triển mối liên kết bền vững vùng cây ăn quả

Với gần 83.000 ha cây ăn quả, Sơn La là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất miền Bắc và đứng thứ 2 cả nước. Tăng trưởng nhanh về diện tích và sản lượng, tuy nhiên, phát triển cây ăn quả đang đối mặt với nhiều thách thức, cần mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, liên kết sản xuất vùng cây ăn quả theo chuỗi giá trị, đẩy mạnh chế biến sâu sản phẩm, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất bền vững và hiệu quả.

Khởi hành đưa sản phẩm nhãn Sơn La về Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài

Ngày 2/8, tại huyện Yên Châu, UBND tỉnh đã tổ chức Lễ khởi hành đưa sản phẩm nhãn Sơn La về Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài và ký kết hợp đồng cung cấp, tiêu thụ nông sản an toàn Sơn La vào các suất ăn với Công ty Cổ phần suất ăn hàng không Nội Bài và Công ty Cổ phần Dịch vụ suất ăn hàng không Việt Nam. Dự buổi Lễ có đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.

Lãnh đạo huyện Xiềng Khọ thăm và làm việc tại huyện Yên Châu

Ngày 29/7, Đoàn công tác của huyện Xiềng Khọ, tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào, do đồng chí Vông Xay Xạ Sin Thong, Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng đoàn, đã đến thăm và làm việc tại huyện Yên Châu. Đón tiếp đoàn, về phía huyện Yên Châu có các tập thể Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND huyện.

Thêm cơ hội để 'Bơ Sơn La' chinh phục thị trường

Sản phẩm quả bơ của tỉnh ta vừa được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ, trao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Đây là cơ hội lớn để quả bơ khẳng định chỗ đứng trên thị trường cũng như tạo điều kiện để cá nhân, HTX sản xuất và kinh doanh bơ mở rộng thị trường tiêu thụ thông qua các hệ thống cửa hàng thực phẩm sạch trong cả nước và hướng đến xuất khẩu.

Nhãn ghép Lóng Phiêng

Được thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng, khí hậu, thuận lợi cho phát triển các loại cây ăn quả, trong đó có cây nhãn, nhiều năm nay, nhãn đã trở thành cây trồng chủ lực, giúp nhiều hộ nông dân xã vùng cao biên giới Lóng Phiêng, huyện Yên Châu, có nguồn thu nhập khá, vươn lên làm giàu, góp phần làm cho vùng đất nơi đây thay da, đổi thịt.

Sản xuất thích ứng, linh hoạt theo tín hiệu thị trường

Sơn La là vựa trái cây lớn nhất miền Bắc và định hướng trở thành trung tâm chế biến nông sản vùng Tây Bắc. Hiện, Sơn La có 21 sản phẩm nông sản được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ; 17 sản phẩm nông sản xuất khẩu sang thị trường 21 nước, vùng lãnh thổ trên thế giới; nhiều loại nông sản được người tiêu dùng đánh giá cao về mẫu mã, chất lượng.

Cùng đi tìm lời giải 'làm sao để nông dân ta giàu?'

Không ai giỏi bằng người nông dân khi làm nông nghiệp, nhưng vì sao nhiều nông dân vẫn khốn khổ trên chính mảnh ruộng của mình, đổ bỏ chính nông sản vừa 'một nắng hai sương' sản xuất ra là câu hỏi không dễ trả lời. Nhưng nếu có hành động cụ thể từ chính người nông dân về thay đổi sản xuất, tới các bộ ngành, địa phương nhanh chóng tháo gỡ khó khăn cho từng vấn đề mà nông dân gặp phải, chắc chắn nền nông nghiệp Việt Nam sẽ ngày càng phát triển, đời sống nông dân khấm khá hơn.

Giải pháp giảm chi phí thức ăn chăn nuôi

Trước biến động của giá thức ăn chăn nuôi tăng mạnh, các hộ chăn nuôi đang đối mặt với nguy cơ thua lỗ. Linh hoạt trong sản xuất, nhiều hộ chăn nuôi, HTX, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La đã chủ động chuyển hướng từ việc mua thức ăn công nghiệp sang tận dụng sản phẩm nông nghiệp sẵn có, phối trộn thức ăn cho đàn vật nuôi, giảm chi phí thành đầu vào để có lợi nhuận, duy trì phát triển chăn nuôi, phục vụ nhu cầu thị trường.

Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp

Bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đã qua sử dụng là mối nguy hại lớn đối với môi trường, sức khỏe con người. Đối với Sơn La, tỉnh có diện đất sản xuất nông nghiệp lớn thì việc thu gom, tiêu hủy bao gói thuốc BVTV là một trong những vấn đề được quan tâm thực hiện, góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe của người dân.

Phát triển mạnh kinh tế tập thể

Kinh tế tập thể, nòng cốt là các hợp tác xã của tỉnh sau 20 năm phát triển đã ngày càng phát triển và thực sự đi vào đời sống người dân, tạo chuyển biến tích cực, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Cùng nông dân bảo vệ môi trường

Hơn 3 năm qua, thực hiện Đề án quản lý, thu gom, tiêu hủy bao gói thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sau sử dụng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018-2020 đã đạt được kết quả tích cực, ý thức bảo vệ môi trường của nông dân đã thay đổi, hàng chục tấn vỏ bao gói thuốc BVTV đã được thu gom và tiêu hủy theo quy định...

Giải mã 'hiện tượng nông nghiệp' Sơn La

Sơn La một thời 'ngô leo lên núi, núi ngả cúi đầu' bấp bênh vụ đói, vụ no, bao chùm cuộc sống nghèo khó. Chủ trương về phát triển cây ăn quả trên đất dốc như một cuộc cách mạng nông nghiệp ở Sơn La làm thay đổi nhận thức của nhà quản lý và tư duy của người sản xuất, làm cho cây trái ngát xanh triền đồi, những mùa quả ngọt bội thu. Đúng như lời phát biểu của đồng chí Phan Đình Trạc, Trưởng ban Nội chính Trung ương tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020-2025, Sơn La là một 'hiện tượng' trong phát triển kinh tế đối với các tỉnh Tây Bắc nói riêng và nhiều tỉnh khác nói chung.

'Chìa khóa' xây dựng lòng tin về uy tín, chất lượng nông sản

Bắt đầu từ năm 2019, tất cả các thị trường xuất khẩu nông sản chính của nước ta đều yêu cầu các sản phẩm phải có mã số vùng trồng để truy xuất nguồn gốc và đảm bảo an toàn thực phẩm. Tỉnh Sơn La đã đi trước, đón đầu việc chuyển giao kỹ thuật sản xuất theo quy trình VietGAP, GlobalGAP và cấp mã số vùng trồng, tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, doanh nghiệp, HTX, người sản xuất tiêu thụ và xuất khẩu nông sản.

Nông dân Yên Châu năng động trong sản xuất, kinh doanh

Hội nông dân Yên Châu có hơn 10.300 hội viên sinh hoạt ở 182 chi hội. Những năm qua, Hội Nông dân các cấp trên địa bàn huyện đã đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, tạo khí thế thi đua sôi nổi, khơi dậy tinh thần năng động, sáng tạo trong sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của các hộ nông dân.

Một số giải pháp phát triển kinh tế bền vững

Trong những năm qua, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh luôn bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị để vận dụng sáng tạo, có hiệu quả vào hoàn cảnh thực tiễn của địa phương, đưa Sơn La từng bước đạt được những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Đến hết năm 2019, tỉnh Sơn La đã đạt và vượt nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đề ra.

Yên Châu chăm sóc diện tích nhãn sau thu hoạch

Ở Yên Châu, ngoài đặc sản xoài tròn, thì nhãn đang là một trong những cây ăn quả chủ lực của huyện. Ngay sau vụ thu hoạch quả năm 2019, huyện đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn phối hợp với các địa phương tập trung hướng dẫn người dân kỹ thuật chăm bón để cây nhãn bảo đảm xanh tốt, ổn định sản lượng cho vụ quả năm sau.

Người tiên phong ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi

HTX Phương Nam, bản Pha Cúng, xã Lóng Phiêng được biết đến là một trong những đơn vị tiên phong, tiêu biểu trong ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp của tỉnh cũng như của huyện Yên Châu. Khi đặt chân đến đây và tận mắt chứng kiến những thành viên của HTX ứng dụng công nghệ hiện đại trong chăn nuôi, thực hành sản xuất theo quy trình VietGAP, chúng tôi không khỏi bất ngờ khi ở vùng nông thôn xa trung tâm lại có những nông dân dám nghĩ, dám làm, tạo dựng nông trại chăn nuôi quy mô lớn, làm ăn bài bản như thế.

Mưa lớn kéo dài nhiều diện tích rau cần bị thiệt hại nặng

Mưa lớn kéo dài những ngày qua đã làm nhiều diện tích cây rau cần ở xã Gia Kiệm (huyện Thống Nhất) bị ngập nặng, không thể thu hoạch, khiến nông dân thiệt hại hàng tỷ đồng.

Biến rác thải thành nguồn lợi kinh tế

Rác từng được xem là phế thải, không có giá trị, thải ra môi trường không cần phân loại, kể cả môi trường đô thị. Ngày nay, một ngành công nghiệp mới đã ra đời - công nghiệp tái chế, ở đó, rác trở nên có giá trị cao như một nguyên liệu. Phóng viên Thời báo Kinh Doanh đã có buổi trò chuyện với ông Vũ Công Hòa, Chủ tịch HĐQT HTX bao bì, cơ khí Phương Nam, người đã có nhiều năm nghiên cứu chế tác hệ thống xử lý rác và được coi là 'ông vua xử lý rác' của Việt Nam.