Bản sắc 'ngoại giao cây tre' - Bài 1: Kim chỉ nam dẫn đường

Với nhiệm vụ bao trùm và thường xuyên là giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ các yếu tố quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao vị thế đất nước, chính sách đối ngoại của Việt Nam hiện nay vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, dựa trên nền móng do Chủ tịch Hồ Chí Minh vun đắp phát triển để phù hợp với điều kiện trong nước và tình hình thế giới trong thời đại mới. Trên cơ sở đó, Việt Nam đã xây dựng một trường phái đối ngoại và ngoại giao độc đáo và đặc sắc - 'ngoại giao cây tre Việt Nam'.

Các dân tộc tôn vinh sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2023), nhiều hoạt động được tổ chức tại các nước, các chuyên gia và học giả quốc tế bày tỏ kính trọng và biết ơn đối với những công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc của Việt Nam và nhân dân các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Ðặc biệt, các học giả đã có những ấn tượng mạnh mẽ đối với chính sách đối ngoại và thành công của Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.

Thành tựu của VN bắt nguồn từ di sản bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tiến sỹ Pateman đánh giá dưới ánh sáng soi đường của tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa hiện đại và vững mạnh, mang lại ấm no, hạnh phúc cho người dân.

Tiếp tục khẳng định giá trị trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại

Hội Hữu nghị Canada-Việt Nam vừa tổ chức thành công hội thảo trực tuyến 'Hồ Chí Minh và chính sách đối ngoại', nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Người (19/5/1890-19/5/2023). Sự kiện thu hút đông đảo các chuyên gia và học giả của Canada và Việt Nam quan tâm chính sách đối ngoại của Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại vẫn vẹn nguyên giá trị

Ngày 12/5, Hội Hữu nghị Canada-Việt Nam đã tổ chức hội thảo trực tuyến với chủ đề 'Hồ Chí Minh và chính sách đối ngoại' nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Người (19/5/1890-19/5/2023).

Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chống phân biệt chủng tộc

Chuyên gia Luis Silva, người hiệu đính sách tiếng Anh 'Hồ Chí Minh: Chủng tộc da đen và các tác phẩm chọn lọc về phân biệt chủng tộc' của Giáo sư Nguyễn Đài Trang, luôn mong muốn phổ biến đến bạn bè quốc tế những di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo TTXVN, suy nghĩ 'các tác phẩm của Hồ Chí Minh phải được chuyển tải sang tiếng Anh để các thế hệ tương lai có thể tiếp cận được' là tâm huyết được ấp ủ suốt nhiều năm qua của chuyên gia về quan hệ chính phủ này.

Học giả khâm phục các tác phẩm chống phân biệt chủng tộc của Chủ tịch Hồ Chí MinhTin khácChủ động giữ ấm cho trẻ mầm nonĐảm bảo an toàn tại các cơ sở lưu trú

Theo chuyên gia quốc tế, các bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở cộng đồng châu Á và cộng đồng da đen hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc đang diễn ra.Đánh giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh rằng dưới chủ nghĩa đế quốc, 'cuộc sống của người da đen chẳng đáng gì hết' (trong bài viết Phương tiện vận tải hai chân) là lời tiên tri, dự đoán về sự trỗi dậy của phong trào 'Black Lives Matter' (tạm dịch: Mạng sống của người da đen cũng quan trọng).Cuốn 'Hồ Chí Minh: Chủng tộc da đen và các tác phẩm chọn lọc về phân biệt chủng tộc', tập hợp 20 bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh gồm 13 bài trong tác phẩm Chủng tộc da đen và bảy bài viết trong các giai đoạn 1922-1924 và 1963-1966, là ấn phẩm tiếng Anh đầu tiên đề cập đến khía cạnh này trong di sản của Hồ Chí Minh và đã cung cấp một cái nhìn sáng tỏ hơn về tư tưởng của nhà ái quốc Việt Nam.