'Mùa thứ 5' của làng văn

Một năm có bốn mùa: Xuân - Hạ - Thu - Đông là chu kì của thời tiết. Tạo hóa sinh ra mùa xuân ấm áp, mùa hạ nóng nực, mua thu mát mẻ, mùa đông rét mướt. Nhưng, những người viết quan tâm đến hội đoàn nghề nghiệp thì một năm có thêm 'mùa hạ thứ 2' nóng gắt, còn gọi là 'mùa thứ 5'.

Một chuyến đi thay đổi đời tôi

LTS: Khi chuẩn bị nội dung số báo ANTG Cuối tháng 4 này, chúng tôi đề nghị nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam viết một bài về chuyện các nhà văn Việt- Mỹ đã trở thành sứ giả hòa bình, hóa giải hận thù, thúc đẩy quá trình bình thường hóa quan hệ giữa hai quốc gia. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã nhận lời.

Mang tinh thần múa rối vào tranh chân dung

Những ngày giữa tháng 3, NSƯT Chu Lượng (nguyên Phó Giám đốc phụ trách Nhà hát Múa rối Thăng Long) đã ra mắt cuốn sách và triển lãm cùng tên 'Từ chân dung đến chân dung: Những người đàn bà tôi vẽ'. Vẽ tranh chân dung nhưng ông đã mang tinh thần múa rối - nghề mà ông đã theo đuổi suốt cuộc đời - vào bức tranh để tạo nên nét đặc sắc và sự khác biệt.

Những bài học từ ''Miền ký ức''

Không chỉ là vẻ đẹp tác phẩm, triển lãm 'Miền ký ức' của họa sĩ lão thành Chu Mạnh Chấn mang đến cho người xem nhiều bài học. Bài học về tấm gương cống hiến cho nghệ thuật, về sức sáng tạo mãnh liệt ở tuổi 'xưa nay hiếm' và cả ở một hồn quê Việt giản dị mà hồn hậu.

Người kể chuyện xứ Đoài bằng tranh sơn mài

Họa sĩ Chu Mạnh Chấn là một trong những họa sĩ thời kỳ đầu về sơn mài của Trường Mỹ Thuật thủ công mỹ nghệ ở Hà Đông. Các tác phẩm của ông giản dị, gần gũi, tỉ mỉ như con người ông vậy. Triển lãm riêng ở độ tuổi gần 90 mang tên 'Miền ký ức' đang diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam chính là những câu chuyện đặc biệt kể về xứ Đoài – quê hương ông.

Nghệ nhân nhân dân Chu Mạnh Chấn: Người du hành xuyên thời gian, đánh thức những vẻ đẹp 'đã chết'

Họa sĩ, nghệ nhân nhân dân Chu Mạnh Chấn có thể coi như một người du hành xuyên thời khi ông đang sống trong thời hiện đại nhưng những tác phẩm của ông hầu như chỉ vẽ về một đời sống của quá khứ. Hay nói đúng hơn là ông là người đi phục dựng lại những vẻ đẹp văn hóa Việt đã bị lãng quên.

Sắc phong về làng

Thời gian qua, Nhóm nhân sĩ Hà Đông đã tiến hành nhiều cuộc dâng tặng sắc phong quý về những ngôi làng bị mất. Việc làm ý nghĩa này đã nhận được sự hưởng ứng của nhiều người, và được đề cử ở hạng mục giải Việc làm của Giải Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội lần 13- 2020.

Đưa sắc phong về lại cố hương

Sắc phong được ví như báu vật tinh thần, soi tỏ truyền thống văn hóa làng xã suốt chiều dài lịch sử. Vì vậy, việc bị hư hỏng, thất lạc hoặc mất trộm nguồn tư liệu cổ này là mất mát không thể bù đắp. Thấu hiểu điều này, trong những năm qua, nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử đã thực hiện các cuộc tìm kiếm, sưu tầm sắc phong bị thất lạc, tổ chức dịch thuật, tìm hiểu nguồn gốc, để đưa sắc phong về lại cố hương trong sự vui mừng, xúc động của nơi tiếp nhận.

Trước khúc ngoặt lớn nhất của đời người

Thế giới có hàng tỷ người đang tồn tại và hầu hết mỗi người mang một gương mặt riêng, một giọng nói riêng, một vân tay riêng. Mỗi số phận có những bước đi riêng biệt mà chúng ta không thể copy cuộc đời người này và dán vào cuộc đời của người khác. Nhưng tất cả những con người sinh ra trên thế gian này đều có cùng một khúc ngoặt, đó là khúc ngoặt lớn nhất của mọi con người. Khúc ngoặt lớn nhất đó là: CÁI CHẾT.