Nà Nhạn thiệt hại hơn 400 triệu đồng do mưa đá, gió lốc

Theo thống kê của UBND xã Nà Nhạn (TP. Điện Biên Phủ), trận mưa lớn kéo theo mưa đá, gió lốc diễn ra trên địa bàn vào chiều muộn ngày 9/5 khiến nhiều ngôi nhà bị tốc mái, đổ sập và nhiều diện tích lúa, hoa màu bị thiệt hại nặng nề.

Nông dân TP. Điện Biên Phủ sản xuất lúa vụ mùa

Theo kế hoạch sản xuất năm 2023, TP. Điện Biên Phủ gieo cấy 1.315,3ha lúa mùa. Từ cuối tháng 5 đến nay, sau khi thu hoạch xong lúa đông xuân, nông dân TP. Điện Biên Phủ đã khẩn trương làm đất, chuẩn bị giống, vật tư nông nghiệp để sản xuất vụ mùa. Thời điểm này, tranh thủ thời tiết mát mẻ, nông dân các phường, xã đang tập trung xuống giống, hoàn thành kế hoạch gieo cấy đúng khung thời vụ.

Giáo dục pháp luật từ các phiên tòa xét xử lưu động

ĐBP - Trong các kênh phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân thì việc tổ chức các phiên tòa xét xử lưu động được đánh giá là mang lại hiệu quả thiết thực nhất. Bởi qua những phiên tòa xét xử lưu động này, người dân được 'tai nghe, mắt thấy' và hiểu rõ từng hành vi, vụ việc vi phạm pháp luật cụ thể. Vì vậy, thời gian qua, Tòa án Nhân dân hai cấp trên địa bàn tỉnh luôn chú trọng làm tốt công tác này.

Phát huy hiệu quả tuyên truyền pháp luật từ xét xử lưu động

ĐBP - Thời gian qua, Tòa án nhân dân (TAND) hai cấp trong tỉnh tổ chức nhiều phiên tòa xét xử lưu động tại cơ sở. Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tới người dân; phòng ngừa, răn đe các loại tội phạm.

Hiệu quả các mô hình sản xuất nông nghiệp

ĐBP - Năm 2022, TP. Điện Biên Phủ đã chủ động lồng ghép các nguồn vốn cùng mục tiêu để triển khai các mô hình thí điểm về phát triển sản xuất và ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp. Bước đầu các mô hình đã cho thấy hiệu quả kinh tế, giúp người dân, nhất là các xã vùng ngoài chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng sản lượng, giá trị cây trồng, vật nuôi, góp phần tăng thu nhập và thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

TP Điện Biên Phủ: Chủ động các phương án phòng, chống cháy rừng

Ngày 28-10, Ban chỉ đạo diễn tập TP Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) chỉ đạo UBND xã Nà Nhạn, TP Điện Biên Phủ tổ chức diễn tập Ứng phó cháy rừng - Tìm kiếm cứu nạn năm 2022.

Khôi phục sản xuất sau mưa lũ

ĐBP - Mùa mưa lũ kéo dài khiến nhiều diện tích lúa, hoa màu và ao cá bị ngập úng, vùi lấp đất đá, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chính quyền các địa phương đã đôn đốc người dân tập trung khắc phục, khôi phục sản xuất tại các vùng diện tích bị thiệt hại.

Nà Nhạn tập trung khắc phục thiệt hại mưa lũ

ĐBP - Trận mưa lũ ngày 3/7 đã gây thiệt hại lớn về nhà ở và cây trồng nông nghiệp tại xã Nà Nhạn (TP. Điện Biên Phủ). Ngay sau khi xảy ra sự cố, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn xã Nà Nhạn đã huy động lực lượng thường trực, phương tiện và người dân trên địa bàn hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại. Đồng thời khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống thiên tai tại 2 bản: Nà Nọi 1 và Nà Nọi 2.

Mưa lũ gây thiệt hại nặng nề về nhà ở và sản xuất nông nghiệp tại Điện Biên

Mưa lớn kéo dài trong những ngày qua, đặc biệt là đêm ngày 2/7 rạng sáng 3/7 đã gây sạt lở nghiêm trọng nhiều hộ dân tại ở các bản Nà Nọi 2, Nà Ngám 2 và Tẩu Pung, xã Nà Nhạn, phố Điện Biên Phủ. Ngay trong ngày 3/7, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn tỉnh Điện Biên và thành phố Điện Biên Phủ đã chỉ đạo các lực lượng chủ động

TP. Điện Biên Phủ chú trọng phát triển sản phẩm OCOP

ĐBP - Xác định các sản phẩm OCOP đóng vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giúp người sản xuất có điều kiện nâng cao thu nhập, phát triển đời sống và nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới. Thời gian qua, TP. Điện Biên Phủ đã triển khai nhiều chính sách nhằm tạo điều kiện phát triển các sản phẩm lợi thế của địa phương.

Đẩy nhanh dự án phát triển cây mắc ca tại Nà Nhạn

ĐBP - Trong dự án trồng mắc ca công nghệ cao tại TP. Điện Biên Phủ, xã Nà Nhạn được quy hoạch phát triển 1.083,7ha. Sau một thời gian triển khai, tháo gỡ vướng mắc, đến nay, Nà Nhạn đã đo đạc, quy chủ được 305ha trồng cây mắc ca; làm đường băng, đào hố và chuẩn bị trồng những diện tích đầu tiên vào đầu tháng 5 tới.

Cháy rừng phòng hộ ở Điện Biên

Phát hiện hỏa hoạn ở khu vực rừng phòng hộ tại xã Nà Nọi 2, thành phố Điện Biên Phủ (Điện Biên), chính quyền địa phương đã phối hợp với người dân dập lửa.

Kịp thời dập tắt một vụ cháy rừng phòng hộ ở vùng cao Nà Nhạn

Hiện trường vụ cháy rừng xảy ra trên diện tích rừng phòng hộ và rừng tái sinh đã bị người dân ngang nhiên chặt phá từ đầu tháng 1/2022. Trong khi vụ việc phá rừng chưa được xử lý triệt để thì tại lại tiếp tục xảy ra vụ cháy rừng.

Chuyện 'gieo chữ' ở Huổi Chổn

ĐBP - Băng qua con đường nhỏ quanh co dưới những tán rừng, Huổi Chổn hiện ra trước mắt chúng tôi nằm trơ trọi giữa núi rừng Nà Nhạn. Bản nhỏ với gần 30 hộ người Mông sinh sống vắng lặng ngày qua ngày, vì phần lớn người dân đều đi làm trên nương. Chỉ có tiếng trẻ ê a học bài tại Điểm trường Mầm non Huổi Chổn (thuộc Trường Mầm non Nà Nhạn, TP. Điện Biên Phủ) như điểm nhấn duy nhất ở bản nghèo giữa đại ngàn.

Tuyên truyền về tiêm vaccine phòng Covid-19 cho đồng bào dân tộc thiểu số

Đặt hoàn thành mục tiêu tiêm đủ hai mũi vaccine phòng Covid-19 cho 100% dân số trong độ tuổi quy định, thời gian qua cùng với ngành y tế Điện Biên, cấp ủy, chính quyền các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã tích cực tuyên truyền, vận động, giải thích để người dân hiểu lợi ích tiêm vaccine phòng bệnh. Tuy nhiên, tại một số huyện vùng cao, biên giới còn tình trạng một bộ phận người dân tộc thiểu số chần chừ, trì hoãn tiêm.

Tiêm vắc xin Covid-19 - Truyền thông đi trước

ĐBP - 22 giờ đêm, trong ngôi nhà của anh Lý A Sếnh, trưởng bản Pá Khôm, xã Nà Nhạn (TP. Ðiện Biên Phủ) vẫn sáng đèn với không khí sôi nổi của buổi truyền thông vận động tiêm vắc xin Covid-19. Nắm được những băn khoăn, lo lắng của bà con dân tộc Mông ở Pá Khôm về việc tiêm vắc xin, lãnh đạo xã và các đoàn thể, cán bộ y tế xã Nà Nhạn đã trực tiếp xuống bản tổ chức tuyên truyền, vận động. Thành quả là những người trước đây một mực không đồng ý tiêm hay những người còn chần chừ, lo ngại đều đã hiểu lợi ích của việc tiêm vắc xin.

Gian nan cuộc chiến giữ rừng ở vùng cao Nà Nhạn

Nhiều năm qua, thực trạng xâm hại rừng, khai thác gỗ trái phép với mức độ, quy mô khác nhau vẫn thường xuyên diễn ra trên địa bàn vùng cao Nà Nhạn, xã vùng ngoài lòng chảo Mường Thanh, thuộc thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Trả lời kiến nghị cử tri

Cử tri xã Nà Nhạn (thành phố Ðiện Biên Phủ) kiến nghị: Hiện nay đầu nguồn hồ chứa nước Nậm Khẩu Hu, xã Hua Thanh (huyện Ðiện Biên) đang có nguy cơ ô nhiễm do người dân đổ chất thải chăn nuôi, trồng trọt (vỏ chai bảo vệ thực vật) vào nguồn nước. Ðề nghị UBND tỉnh có các giải pháp tăng cường quản lý, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh nguồn nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt'.

Điện Biên: Phát hiện thi thể một nam giới chết trong rừng

ĐBP - Ông Quàng Văn Sơn, Chủ tịch UBND xã Nà Nhạn. TP. Điện Biên Phủ cho biết: Tối qua (22/4), người dân đi rừng phát hiện thi thể một người đàn ông chết ở tư thế treo cổ trong rừng, thuộc địa phận xã Nà Nhạn, cách đường giao thông Nà Nhạn - Pá Khoang khoảng 20m nên đã thông báo cho chính quyền địa phương và cơ quan chức năng.

Nông lâm kết hợp - mô hình phát triển bền vững cho người dân vùng cao

ĐBP - Sau 2 năm triển khai Dự án 'Thúc đẩy và mở rộng nông lâm kết hợp (NLKH) hướng theo thị trường và các giải pháp phục hồi rừng cho vùng Tây Bắc Việt Nam' do Tổ chức nghiên cứu Nông lâm Quốc tế tại Việt Nam phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa thực hiện đã đem lại hiệu quả đáng mừng.

Hiệu quả bố trí công an chính quy tại các địa bàn phức tạp về ANTT

ĐBP - Huyện Ðiện Biên có 19/25 xã trọng điểm phức tạp về an ninh trật tự (ANTT). Thực hiện công tác chuyển hóa địa bàn phức tạp nhằm giải quyết hiệu quả, dứt điểm các vụ việc ngay từ cơ sở, Công an huyện Ðiện Biên đã điều động 13 cán bộ công an chính quy đảm nhiệm các chức danh trưởng, phó công an xã, gồm 8 trưởng và 5 phó công an xã.

Khai thác cát trái phép: Quản lý chưa hiệu quả

ĐBP - Ðến tháng 7/2019, UBND tỉnh đã cấp 8 giấy phép thăm dò, phê duyệt trữ lượng khoáng sản đối với 8 điểm mỏ, tổng trữ lượng cát làm vật liệu xây dựng được phê duyệt 383.389m3; đồng thời có 7 điểm mỏ được cấp giấy phép khai thác cát làm vật liệu xây dựng thông thường. Trong đó, 6 điểm mỏ nằm trên địa bàn các xã: Noong Hẹt, Noong Luống, Pom Lót, Thanh Yên và Thanh Xương (huyện Ðiện Biên) và 1 điểm mỏ nằm trên địa bàn xã Mường Tùng (huyện Mường Chà). Thế nhưng, qua tìm hiểu thực tế trên địa bàn tỉnh, tình trạng khai thác cát trái phép vẫn diễn ra ngang nhiên trên địa bàn các huyện: Ðiện Biên, Mường Ảng, Tuần Giáo, Tủa Chùa, Mường Nhé.