Bảo tồn và phát huy giá trị di tích khảo cổ

Hòa Bình là vùng đất phát hiện nhiều nhất các di chỉ khảo cổ học thuộc Văn hóa Hòa Bình (VHHB) - nền văn hóa khảo cổ không chỉ tồn tại ở Việt Nam mà còn ở các nước trong khu vực Đông Nam Á, tồn tại trong thời gian dài khoảng từ 30.000 - 4.000 năm cách ngày nay. Các di tích khảo cổ học có mặt gần như ở khắp nơi trên địa bàn tỉnh với mật độ phân bố khác nhau.

Bảo tàng tỉnh - nơi lưu giữ, bảo tồn những hiện vật lịch sử, văn hóa

Bảo tàng là nơi lưu giữ, bảo tồn những hiện vật lịch sử, là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại. Với gần 18.000 hiện vật được lưu giữ, trưng bày theo chuyên đề, sự kiện, Bảo tàng tỉnh là điểm đến với những ai muốn tìm hiểu cội nguồn, lịch sử thông qua di vật, hiện vật.

Những phát hiện mới về Văn hóa Hòa Bình

Qua nhiều lần khai quật các hang động và nơi cư trú của người tiền sử trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, tiến sĩ Nguyễn Việt, Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á đã có nhiều phát hiện mới về nền Văn hóa Hòa Bình (VHHB). Những lần hội thảo ở các nước trên thế giới, ông đã minh chứng cho các nhà khoa học thấy rằng nền VHHB có niên đại lâu đời, đa dạng và phong phú hơn những gì chúng ta đã biết.

Người phát hiện và đặt tên nền Văn hóa Hòa Bình

Nhắc đến nền Văn hóa Hòa Bình (VHHB), mọi người nhớ đến nhà nữ khảo cổ học (KCH) người Pháp Madeleine Colani (M.Colani). Bà có công lớn trong phát hiện và đặt tên cho nền VHHB.

Văn hóa Hòa Bình trên đất Hòa Bình

Hòa Bình là vùng đất cổ, nơi có cư dân cư trú từ rất sớm. VHHB do bà Madeleine Colani (M.Colani) - nữ khảo cổ học người Pháp phát hiện năm 1926. Năm 1932, thuật ngữ 'Văn hóa Hòa Bình' được cả thế giới công nhận.

Tìm hiểu sơ lược về nền Văn hóa Hòa Bình: Bài 4 - Góp công khai mở những bí ẩn của nền Văn hóa Hòa Bình

Nền Văn hóa Hòa Bình (VHHB) là nền văn hóa tiền sử nổi tiếng ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Các di tích VHHB được phát hiện, nghiên cứu trong nhiều thời kỳ khác nhau, do nhiều tổ chức, cá nhân tiến hành. Do nội dung phong phú và phức tạp của nền VHHB nên đến nay vẫn còn nhiều vấn đề đang được thảo luận, nghiên cứu.

Tìm hiểu sơ lược về nền Văn hóa Hòa Bình: Bài 2 - Dấu tích thời đồ đá qua di chỉ khảo cổ

Thời đại đồ đá kéo dài khoảng gần 3,4 triệu năm và kết thúc vào giai đoạn khoảng từ năm 8700 - 2000 trước công nguyên. Trong giai đoạn này, đá đã được sử dụng rộng rãi để tạo ra các công cụ có cạnh sắc, đầu nhọn hoặc một mặt để đập dùng trong săn bắn, hái lượm.

Tìm hiểu sơ lược về nền Văn hóa Hòa Bình: Bài 1 - Từ thời tiền sử đến cột mốc 90 năm được định danh Văn hóa Hòa Bình

Văn hóa Hòa Bình (VHHB) là nền văn hóa tiền sử nổi tiếng, có mặt phổ biến ở nhiều nước Đông Nam Á nhưng phân bố dày đặc và phong phú ở Việt Nam. Hiện nay, ở nước ta đã tìm thấy trên 130 địa điểm thuộc nền VHHB. Trong đó, riêng tỉnh Hòa Bình có trên 70 di tích đã được phát hiện và nghiên cứu. Sự hiện diện của nền VHHB là minh chứng khẳng định Hòa Bình - Việt Nam là một trong những chiếc nôi của loài người.

Tuyến đường QH7, phường Quỳnh Lâm được đặt tên nhà khảo cổ học M.Colani

Theo kế hoạch, ngày 22/11, tại vườn hoa khu Trung tâm đa chức năng Quỳnh Lâm (TP Hòa Bình) diễn ra lễ gắn biển và khai trương tuyến đường mang tên nhà nữ khảo cổ học người Pháp Madeleine Colani (M.Colani). Hiện nay, công tác chuẩn bị được gấp rút thực hiện, đảm bảo hoàn thành bàn giao theo đúng kế hoạch.

Tôn vinh giá trị 90 năm xác lập và nghiên cứu về nền Văn hóa Hòa Bình

LTS: Tỉnh ta chuẩn bị tổ chức sự kiện 90 năm xác lập và nghiên cứu về nền Văn hóa Hòa Bình (VHHB). Đây là sự kiện văn hóa lớn nhằm tuyên truyền, quảng bá và tôn vinh những giá trị văn hóa khảo cổ đặc sắc về một nền văn hóa thời đồ đá nổi tiếng thế giới trên quê hương Hòa Bình. Phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Bùi Thị Niềm, Giám đốc Sở VH-TT&DL, Phó trưởng Ban thường trực Ban tổ chức Hội thảo 90 năm xác lập và nghiên cứu nền VHHB (1932 – 2022) về sự kiện quan trọng này.

Khẳng định giá trị di tích khảo cổ học

Bảo tàng tỉnh phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu tiền sử Đông Nam Á và Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật di tích khảo cổ học quốc gia hang xóm Trại, xã Tân Lập và mái đá làng Vành, xã Yên Phú (Lạc Sơn). Đây là 2 di tích khảo cổ học có hiện vật phong phú, tiêu biểu về Văn hóa Hòa Bình (VHHB) đã được nhà khảo cổ học Madeleine Colani và Viện Khảo cổ học khai quật từ lâu.

Người đưa nền Văn hóa Hòa Bình ghi danh thế giới

Văn hóa Hòa Bình (VHHB) là nền văn hóa tiền sử nổi tiếng ở Việt Nam và Đông Nam Á. Ở tỉnh ta, di chỉ VHHB phân bố dày đặc ở nhiều địa phương. Nền VHHB tại tỉnh không chỉ là minh chứng khẳng định Hòa Bình là một trong những chiếc nôi của loài người mà còn cung cấp cho các nhà khảo cổ, nhà khoa học, nhà nhân chủng học... trong nước và quốc tế những cứ liệu khoa học vô cùng quan trọng. Nói đến nền VHHB không thể không nhắc đến nhà khảo cổ học nữ người Pháp Madeleine Colani (M.Colani) - người đã có công phát hiện, nghiên cứu và đặt tên nền văn hóa này từ những năm 1926 - 1931.

Hang Muối - dấu tích nền Văn hóa Hòa Bình

Hang Muối (thị trấn Mãn Đức - Tân Lạc) còn có tên là hang Màn và là di tích khảo cổ thuộc nền Văn hóa Hòa Bình (VHHB) có niên đại từ 10.000 - 7.000 năm cách ngày nay.

Di tích văn hóa Hòa Bình tiêu biểu trên địa bàn tỉnh

Tính đến thời điểm hiện tại, tổng số di tích Văn hóa Hòa Bình (VHHB) tại tỉnh Hòa Bình có trên 120 di tích. Về niên đại của VHHB được chia làm 3 thời kỳ: Niên đại Hòa Bình sớm, hay tiền Hòa Bình, có niên đại trên 30.000 - 20.000 năm cách ngày nay (Hòa Bình chưa tìm thấy di tích nằm trong khung niên đại này); niên đại của Hòa Bình giữa, hay Hòa Bình chính thống có niên đại trên 20.000 năm đến trên 10.000 năm cách ngày nay. Ở Hòa Bình ít loại di tích nhóm này, tiêu biểu là mái đá Làng Vành, hang Khoài, hang xóm Trại; niên đại Hòa Bình muộn, khoảng trên 10.000 năm đến 7.000 - 7.500 năm cách ngày nay, nhóm này Hòa Bình chiếm đa phần.