Vĩ tuyến 17 và khát vọng thống nhất

Di tích lịch sử Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải (huyện Vĩnh Linh và huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị) là di tích quốc gia đặc biệt. Sau khi Hiệp định Genève được ký kết (ngày 20/7/1954), nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền Nam - Bắc, lấy vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải) làm ranh giới, để chờ đến tháng 7/1956 tiến hành tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Nhưng mất 21 năm sau (1975), bao xương máu của chiến sĩ, đồng bào đã đổ xuống mới giành được độc lập, thống nhất đất nước.

Tái hiện một cuộc họp giao ban giữa Ủy ban Liên hợp hai miền Bắc - Nam có sự giám sát của Tổ Quốc tế 76 tại Nhà Liên hợp

Cột cờ Hiền Lương gồm phần đài và cột cờ, có tổng chiều cao 28m

Nhà Liên hợp là phòng họp giao ban, kiểu nhà sàn 4 mái, mặt tiền hướng ra quốc lộ 1

Chụp ảnh lưu niệm dưới chân cầu, nơi đã chứng kiến nỗi đau chia cắt hai miền và những sự kiện lịch sử gắn với quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước

Ở vạch ngăn đôi của chiếc cầu, một chứng tích lịch sử bi thương nhưng rất đỗi hào hùng

Tại Nhà trưng bày “Vĩ tuyến 17 và khát vọng thống nhất”, du khách được nghe những câu chuyện cảm động

Hiện vật trưng bày thể hiện tinh thần không khuất phục của người dân Vĩnh Linh và cuộc chiến đấu bảo vệ địa đầu giới tuyến

Cầu Hiền Lương mới (phải) và cầu gỗ cũ (trái). Du khách tìm về để hoài niệm một thời đất nước chịu cảnh chia cắt, hiểu được sức mạnh của một dân tộc thiết tha yêu hòa bình, một ý chí và khát vọng giành độc lập tự do

MINH NGUYỆT (thực hiện)

Nguồn Phú Yên: http://baophuyen.vn/141/274865/vi-tuyen-17-va-khat-vong-thong-nhat.html