Yên Mô đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều lao động nông thôn, huyện Yên Mô đã tập trung đẩy mạnh phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, đồng thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc giúp các doanh nghiệp ổn định sản xuất.

Sản xuất hàng cói tại xã Yên Thái.

Trong những năm qua, huyện Yên Mô đã triển khai đồng bộ cácgiải pháp về quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển CN-TTCN, tích cực hỗ trợcác doanh nghiệp về hành lang pháp lý, có cơ chế, chính sách thu hút đầu tư vàkhuyến khích doanh nghiệp mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị, công nghệ thânthiện với môi trường.

Bên cạnh đó, Yên Mô quan tâm thực hiện quy hoạch, giảiphóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch để các doanh nghiệp vào đầu tư hạ tầng, đầu tưsản xuất, kinh doanh. Đến nay, địa phương đã quy hoạch được 4 cụm công nghiệpvới tổng diện tích là 156,41 ha (trong đó cụm công nghiệp Mai Sơn 43,05ha; cụmcông nghiệp Khánh Thượng 49,936ha; cụm công nghiệp Yên Thổ 14 ha; cụm côngnghiệp Yên Lâm 50ha) và 17 điểm công nghiệp tại các xã, thị trấn.

Đến nay, Cụmcông nghiệp Mai Sơn có 9 nhà đầu tư, Cụm công nghiệp Khánh Thượng đang triểnkhai san lấp mặt bằng và đã có 3 nhà đầu tư cam kết vào đầu tư trong năm2019-2020. Toàn huyện có hơn 100 doanh nghiệp hoạt động thường xuyên trong các ngànhkhai thác mỏ, vật liệu xây dựng, chế biến các sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuấtkhẩu, sản xuất mộc dân dụng, sửa chữa cơ khí, sản xuất gốm sứ…

Cùng với phát triển công nghiệp, huyện Yên Mô tích cực duytrì, phát triển các làng nghề truyền thống, đưa các ngành nghề mới về các làng,thôn, xóm, tạo thêm việc làm cho nhiều lao động nông thôn. Huyện có 11 làngnghề được UBND tỉnh công nhận là làng nghề cấp tỉnh và 1 làng có nghề truyềnthống (làng nghề gốm cổ Bồ Bát, xã Yên Thành).

Để đáp ứng yêu cầu ngày càngkhắt khe của thị trường, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹnghệ, các làng nghề truyền thống có nhiều đổi mới trong cách thức hoạt động, mởrộng quy mô, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra những sảnphẩm có chất lượng, có tính cạnh tranh cao.

Điển hình như Công ty TNHH Bảo tồnvà phát triển gốm Bồ Bát với xuất phát điểm là cơ sở sản xuất nhỏ, chuyên vềcác mặt hàng quà lưu niệm. Năm 2017 được tỉnh, huyện quan tâm tạo điều kiện chothuê đất, Công ty mở rộng sản xuất lên 5.000 m2, trong đó 3.000 m2 đã xây nhàxưởng, lắp ráp các dây chuyền, thiết bị, bước đầu đi vào sản xuất ổn định.

Ngoài các sản phẩm bát, đĩa, ấm chén, Công ty phát triển thêm nhiều mặt hàngmới như bình giả cổ, bình phong thủy, tranh gốm sứ có giá trị lên đến hàng chụctriệu đồng một sản phẩm. Chỉ tính riêng năm 2018, Công ty sản xuất trên 26.000sản phẩm các loại, đạt doanh thu trên 5 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên chohơn 30 lao động địa phương với mức thu nhập 5 -7 triệu đồng/người/tháng.

Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển CN-TTCN,trong những năm qua, giá trị sản xuất ngành CN-TTCN đều đạt và vượt kế hoạchgiao, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp,tăng dần tỷ trọng CN-TTCN và dịch vụ, đồng thời tạo được nhiều công ăn việc làmvà thu nhập cho lao động nông thôn, góp phần xóa đói, giảm nghèo.

Riêng trongnăm 2018, giá trị sản xuất CN-TTCN của huyện đạt 940 tỷ đồng, đạt 123,47% mụctiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII đề ra; 9 tháng đầu năm 2019,giá trị sản xuất CN-TTCN trên địa bàn huyện đạt 802,7 tỷ đồng, tăng trên 140 tỷđồng so với cùng kỳ năm 2018, đạt 69,8% kế hoạch năm. Hoạt động sản xuấtCN-TTCN đã giải quyết việc làm cho gần 7.000 lao động thường xuyên và 15.000lao động thời vụ tại các làng nghề cấp tỉnh và các thôn, xóm có nghề thủ côngmỹ nghệ.

Trong giai đoạn 2014-2020, huyện Yên Mô đã đề ra mục tiêuphát triển CN-TTCN đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm trên 11%; giá trịCN-TTCN và xây dựng chiếm tỷ trọng trên 35% trong cơ cấu kinh tế của huyện; đếnnăm 2020, giá trị CN-TTCN đạt 1.200 tỷ đồng.

Hàng năm tạo việc làm mới cho500-700 lao động. Phấn đấu lấp đầy trên 50% diện tích các cụm công nghiệp đượcquy hoạch, 100% các cụm công nghiệp có nhà đầu tư. Để đạt được mục tiêu đó, trongthời gian tới huyện Yên Mô tập trung xây dựng và thực hiện tốt quy hoạch, kếhoạch phát triển CN-TTCN và ngành nghề nông thôn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm2030.

Ban hành cơ chế, chính sách cụ thể, thiết thực để hỗ trợ, khuyến khíchcác thành phần kinh tế phát triển sản xuất CN-TTCN và ngành nghề nông thôn,trong đó tập trung đẩy mạnh phát triển ngành nghề truyền thống, ngành nghề cóthế mạnh, ngành nghề mới như: thảm cói, thêu ren, tết bện phụ phẩm nông nghiệp,gốm sứ, đồ mộc cao cấp, chế biến nông sản thực phẩm, gạch đất nung, đá xâydựng, đá mỹ nghệ….

Thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng các cụm côngnghiệp, điểm công nghiệp trước khi giao cho doanh nghiệp. Hỗ trợ ứng dụng,chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ 10 – 20% tổngchi phí dự án. Tăng cường công tác khuyến công, kiện toàn hệ thống khuyến côngtừ huyện đến cơ sở. Tổ chức các lớp dạy nghề, tập huấn kỹ thuật cho nông dân,xây dựng các mô hình điểm, có sơ kết, tổng kết để mở rộng ngành nghề.

Quan tâmxây dựng, củng cố, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanhnghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, các HTX ngành nghề, các tổ hợpsản xuất trong việc cung ứng nguyên vật liệu, hướng dẫn kỹ thuật và tiêu thụsản phẩm.

Khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đưa nghề mới có khảnăng thu hút nhiều lao động, có tính ổn định và lâu dài về triển khai và nhânrộng trên địa bàn huyện, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho xã Yên Thành vàcác nghệ nhân khôi phục và phát triển nghề gốm cổ tại thôn Bạch Liên.

Bài, ảnh:Giáng Hương

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/yen-mo-day-manh-san-xuatcong-nghiep-tieu-thu-cong-nghiep-20191021080550871p2c22.htm