Hàng vạn Phật tử chùa Ba Vàng cùng dự đại lễ Phật đản 2024

Ngày 12/5, Chùa Ba Vàng đã long trọng tổ chức đại lễ Phật đản. Hàng vạn phật tử từ khắp nơi trong cả nước đã có mặt tại chùa Ba Vàng dự đại lễ.

Podcast Bản tin Mặt trận sáng 19/4

Bản tin Mặt trận sáng 19/4 của Báo Đại Đoàn Kết gồm một số nội dung chính như sau: Giỗ tổ Hùng Vương - biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết dân tộc; Về miền Đất Tổ; TP HCM tổ chức nhiều hoạt động tưởng nhớ Quốc Tổ Hùng Vương; Cùng chung tay 'Thắp sáng Cà Roòng'...

Cùng chung tay 'thắp sáng Cà Roòng'

Chương trình 'Thắp sáng Cà Roòng' là hoạt động do nhiều đơn vị phối hợp nhằm giúp đồng bào Ma Coong từng bước vượt qua khó khăn, nâng cao đời sống văn hóa, thắt chặt tình đoàn kết quân dân ở nơi biên giới.

Bản làng nơi đại ngàn Trường Sơn mong ngóng ánh đèn điện

Ở nơi biên giới, giữa đại ngàn Trường Sơn, khi màn đêm buông xuống, nhiều bản làng đồng bào Bru – Vân Kiều chập choạng trong bóng tối bởi chưa có điện chiếu sáng. Đèn năng lượng mặt trời đang là giải pháp giúp bà con vượt qua khó khăn, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.

Băng rừng, kéo điện lưới đến 2 xã cuối cùng sát biên giới Lào

Sau nhiều năm tính toán, tỉnh Quảng Bình đã quyết định kéo lưới điện vượt Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đến 2 xã biên giới Tân Trạch và Thượng Trạch, huyện Bố Trạch. Tân Trạch và Thượng Trạch là 2 xã cuối cùng ở Quảng Bình vừa được đóng điện để người dân sử dụng điện lưới quốc gia.

Hai xã cuối cùng của Quảng Bình đã có điện

Công ty Điện lực Quảng Bình thuộc Tổng Công ty điện lực miền Trung phối hợp cùng Sở Công Thương và huyện Bố Trạch vừa tổ chức đóng điện cho hai xã biên giới Tân Trạch và Thượng Trạch - 2 xã cuối cùng ở Quảng Bình chưa có điện lưới quốc gia. Đây là dấu mốc cho những nỗ lực trên hành trình kéo điện xuyên cánh rừng di sản đưa đến vùng biên giới.

Kéo điện lưới xuyên Vườn Quốc gia, thắp sáng bản làng biên giới Quảng Bình

Sau nhiều năm chờ đợi, đến nay, điện lưới quốc gia đã đến với 2 xã biên giới Tân Trạch và Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Bà con 2 xã biên giới này rất vui mừng khi điện được kéo đến tận nhà, thắp sáng bản làng, hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Quảng Bình: 'Dân vận khéo' ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Những bước chân không mỏi…

Trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có 2 dân tộc thiểu số là dân tộc Bru-Vân Kiều (gồm 4 tộc người Vân Kiều, Khùa, Ma Coong, Trì) và dân tộc Chứt (gồm 5 tộc người Sách, Mày, Rục, A Rem, Mã Liềng), với 5.607 hộ, chiếm khoảng 2,3% dân số của tỉnh; ngoài ra, còn có một số dân tộc khác như Thổ, Mường, Tày, Thái, Pa Cô,... với số lượng không nhiều, sinh sống xen kẽ ở các địa bàn vùng miền núi.

3 tháng, khách quốc tế đến Quảng Bình tăng hơn 110%

Khách du lịch đến Quảng Bình có sự tăng trưởng lớn trong quý I năm 2024, trong đó khách quốc tế đạt 44.422 lượt, tăng 113,42% so với cùng kỳ.

Khởi sắc kinh tế rừng xanh - Bài 2: Từ tri thức bản địa 'đẻ' ra tiền

Các nhà khoa học đánh giá, kiến thức bản địa và sản vật dưới tán rừng là tiềm năng lớn, giúp dọc dài dãy Trường Sơn phát triển nếu như được phát huy. Và người trẻ ngày nay lên với các cánh rừng cũng đến với kiến thức bản địa một cách thích thú, từ đó lan tỏa bảo vệ rừng ngày càng tốt hơn.

Quảng Bình bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch

Văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số (DTTS) là tài sản có giá trị quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói chung và của tỉnh Quảng Bình nói riêng. Do đó, việc chú trọng đầu tư, quan tâm hơn nữa đến công tác bảo tồn văn hóa gắn với phát triển du lịch, nhằm phát huy có hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống vào việc phát triển du lịch bền vững, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội các DTTS trên địa bàn tỉnh.

Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ

Chuyện cuốc bộ, ngã xe, băng rừng, lội suối trong đêm để cứu giúp người bệnh trở thành chuyện thường ngày với những cán bộ y tế vùng biên ải thuộc vùng lõi Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.

Mạch năng lượng len lỏi giữa lòng Di sản thiên nhiên thế giới

Điện lưới Quốc gia về với đồng bào vùng lõi Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, bà con vui mừng và tự tin vào những dự định mới để phát triển bản làng.

Lưu truyền và lan tỏa lễ hội đập trống của người Ma Coong

Tối 25/2 (nhằm ngày 16 tháng giêng), tại xã biên giới Thượng Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã tổ chức lễ hội đập trống của người Ma Coong. Lễ hội là nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Ma Coong (dân tộc Bru-Vân Kiều) sinh sống giữa đại ngàn Trường Sơn ở tỉnh Quảng Bình.

Lễ hội đập trống Ma Coong tại Quảng Bình

Cứ vào mùa trăng tháng giêng âm lịch hằng năm, giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ lại diễn ra lễ hội đập trống của người Ma Coong. Đây là một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng độc đáo của đồng bào Bru Vân Kiều. Nhịp trống là tiếng vang vọng giữa đại ngàn thể hiện khát vọng của một năm mới bội thu về lương thực, bình yên của cuộc sống

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra tình hình sản xuất, đời sống tại hai xã Tân Trạch, Thượng Trạch

Ngày 25/2, nhân dịp xuân mới Giáp Thìn và lễ hội đập trống của người Ma Coong, đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã đến thăm, làm việc với cán bộ, nhân dân hai xã biên giới Tân Trạch, Thượng Trạch (Bố Trạch). Cùng đi có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành địa phương liên quan.

Đi tìm dấu ấn Trường Sơn huyền thoại

Một tour du lịch hơn cả một trải nghiệm khi ở đó, những cựu chiến binh (CCB) đã từng đi qua khói lửa chiến tranh như được tìm về với ký ức, thắp nén hương thơm tưởng nhớ đồng đội đã khuất. Với người trẻ, đây là cơ hội để tri ân thế hệ ông cha đi trước. Tour du lịch này còn được kỳ vọng sẽ góp phần 'đánh thức' một vùng biên cương vốn heo hút, khó nghèo.Để tri ân những chiến sĩ thanh niên xung phong, những CCB đã từng sống và chiến đấu trên tuyến đường 20 Quyết Thắng này, Oxalis sẽ miễn phí hoàn toàn đối với các CCB, thanh niên xung phong khi họ tham gia tour cùng người thân, gia đình và bạn bè. Tour cũng có mức ưu đãi đặc biệt cho các nhóm học sinh, sinh viên, đoàn thể khi tham gia tour.