Biển hiệu sính ngoại, 'rác văn hóa', thói lai căng cần bỏ

Từ nhiều năm nay, tình trạng biển hiệu, biển quảng cáo sử dụng tiếng nước ngoài xuất hiện tràn lan trên các tuyến phố của Hà Nội đã không còn là chuyện lạ. Có rất nhiều tòa nhà, trung tâm thương mại, khách sạn, nhà hàng, cửa hiệu hoàn toàn do chủ là người Việt xây dựng, vận hành và hướng đến khách nội địa nhưng đều được đặt tên theo tiếng nước ngoài. Việc sử dụng tràn lan tiếng ngoại quốc trên những biển hiệu, biển quảng cáo này không chỉ tạo nên sự bất tiện, 'chướng mắt', phản cảm mà với nhiều người, nó còn là biểu hiện của việc thiếu tôn trọng chữ Việt, tiếng Việt, văn hóa Việt và đặc biệt nó còn kéo theo không ít những hệ lụy khó lường.

Cần dọn 'rác' văn hóa từ những tấm biển hiệu sính ngoại

Tình trạng lạm dụng tiếng nước ngoài trên các biển hiệu, quảng cáo diễn ra phổ biến trên nhiều tuyến phố của Hà Nội, với đủ các ngôn ngữ. Sẽ không có gì đáng nói nếu các biển hiệu quảng cáo bằng tiếng nước ngoài này tuân thủ luật pháp Việt Nam.

'Học lại' ngôn ngữ trẻ thơ ở tuổi 50 để sáng tác truyện ngắn SGK

Nhà văn Đào Quốc Vịnh (bút danh Thuần Khang) là tác giả của bốn mẩu truyện thiếu nhi và một bài thơ được đưa vào trong sách giáo khoa.

Bộ sách giáo khoa Tiếng Việt 5 Cánh Diều: 'Tôi lựa chọn vì đúng với tiêu chí 1 chương trình, nhiều bộ sách'

Nhiều phụ huynh cho rằng, bộ sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt 5 Cánh Diều đã đáp ứng đúng với tiêu chí 1 chương trình, nhiều bộ sách; giúp học sinh giảm tải lượng khối lượng kiến thức khổng lồ của chương trình học cuối cấp bậc tiểu học.

SGK Tiếng Việt lớp 5 bộ Cánh Diều khuyến khích sự sáng tạo của học sinh

Năm học 2024-2025 là năm đầu tiên áp dụng SGK Tiếng Việt mới cho học sinh lớp 5, đồng thời áp dụng SGK mới theo Chương trình GDPT 2018 cho cả 3 cấp.

GS. Nguyễn Minh Thuyết: 'Xây dựng trường học hạnh phúc không phải việc một sớm một chiều'

Xây dựng trường học hạnh phúc là việc hướng tới hình thành các giá trị cốt lõi: Yêu thương, an toàn và tôn trọng. Đây là quá trình tác động lâu dài và cần có lộ trình, phương pháp giáo dục cụ thể. Việc tạo ra một ngôi trường hạnh phúc không chỉ là trách nhiệm của nhà trường mà còn cần có sự hưởng ứng của học sinh, phụ huynh học sinh và xã hội.

Giữ vững niềm tin

Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư số 28/2023/TT-BGDĐT về Quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học.

Dừng đào tạo những 'ông thầy từ xa' và hiệu ứng xã hội

Trước năm 2024, Quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học quy định tất cả các ngành học đều được thực hiện hình thức đào tạo từ xa, gồm cả nhóm ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề và giáo viên. Nghĩa là có những ông thầy (thầy giáo, thầy thuốc) được đào tạo qua mạng máy tính, viễn thông.

Năm 'nước rút' để trả lời câu hỏi: Học xong chương trình, học sinh làm được gì?

Năm 2024 sẽ là năm thấy được những kết quả bước đầu của công cuộc đổi mới mà toàn ngành giáo dục đã bền bỉ thực hiện trong những năm vừa qua.

Trường ĐHSP Hà Nội 2 tổ chức hội thảo khoa học quốc gia về dạy – học tiếng Việt

Hội thảo khoa học quốc gia 'Dạy – học tiếng Việt trong bối cảnh đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế' đã diễn ra vào 23/12 tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2.

7 nhà báo cùng tìm câu trả lời cho dạy học tích hợp

Loạt bài 'Vì sao phải thực hiện dạy học tích hợp' đã xuất sắc đoạt giải tại Giải báo chí toàn quốc 'Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam' năm 2023.

'Lấp tới nửa vịnh, còn gì là di sản'

'Không thể để tình trạng lấp biển hết, con cháu chúng ta sẽ học theo, lấp được một chỗ rồi lấp nhiều chỗ, lấp tới nửa vịnh thì còn gì là di sản', GS Nguyễn Minh Thuyết nêu quan điểm.

Nâng cao năng lực giáo viên trong thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018

Trong 3 ngày (11-13/10), gần 700 cán bộ quản lý, giáo viên cấp tiểu học trên địa bàn tỉnh Long An tham gia Hội nghị bồi dưỡng triển khai, thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Đây là hoạt động nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên cấp tiểu học, đáp ứng yêu cầu để triển khai, thực hiện tốt Chương trình GDPT 2018 trong thời gian tới.