Nhìn lại các sự kiện nổi bật của ngành Tài chính tháng 5/2024

Tháng 5/2024, ngành Tài chính đã diễn ra nhiều hoạt động quan trọng. Tạp chí Tài chính điểm lại một số sự kiện nổi bật của ngành Tài chính trong tháng qua.

Nhiều kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước khó thực hiện do cán bộ về hưu, chuyển việc

Có những kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước đúng quy định, song đến thời điểm hiện tại không có khả năng hoặc khó thực hiện được do đối tượng thực hiện đã nghỉ hưu, chuyển công tác, cá nhân nghỉ chế độ, mất.

Nhiều kiến nghị kiểm toán bị 'treo', trên 60.000 tỉ đồng chưa được xử lý

Theo Kiểm toán Nhà nước, trong những năm qua, nhiều kiến nghị của KTNN chưa được thực thi, nguy cơ gây thất thoát, lãng phí

'Tiền tiêu đã lâu' vẫn phải giám sát chặt

Tuần tới, Quốc hội sẽ dành một phần thời gian để thảo luận về báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022.

Quản lý chặt các khoản chi chuyển nguồn

Cũng trong phiên họp tổ chiều nay 31/5, các đại biểu Quốc hội cho ý kiến về báo cáo quyết toán ngân sách năm 2022. Bên cạnh băn khoăn về tình trạng chậm tổng hợp, gửi báo cáo quyết toán NSNN năm 2022 gia tăng ở nhiều Bộ, ngành, địa phương, nhiều đại biểu cho biết, công tác dự toán thu chi chưa sát và số chi chuyển nguồn còn lớn cũng là những vấn đề đáng lưu tâm.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xây dựng kế hoạch tài chính 5 năm (2026 - 2030)

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị số 18/CT-TTg về xây dựng kế hoạch tài chính 5 năm, giai đoạn 2026 - 2030.

Số chi chuyển nguồn năm 2022 tiếp tục tăng quy mô và tỷ trọng

Tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, chiều 30/5, Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe các báo cáo về công tác quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022. Theo đó, công tác quyết toán ngân sách nhà nước có nhiều chuyển biến khi thu hồi được khá lớn số chi hủy dự toán, hết thời gian giải ngân theo quy định. Mặc dù vậy, công tác dự toán không sát, chi chuyển nguồn vẫn tiếp tục là vấn đề 'nóng' được nêu ra trong báo cáo của kiểm toán nhà nước và cơ quan thẩm tra.

Xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2026-2030

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai công tác xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2026-2030.

Hôm nay 31/5, Quốc hội nghe, thảo luận về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An, Đà Nẵng

Hôm nay 31/5, Quốc hội nghe, thảo luận về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An, Đà Nẵng; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022…

Thu ngân sách nhà nước năm 2022 bù đắp miễn, giảm thuế và vượt dự toán

Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, công tác quản lý thu ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022 được thực hiện quyết liệt dẫn đến kết quả thu NSNN không những bù đắp số giảm thu do thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân mà còn vượt so với dự toán.

Kiểm toán Nhà nước kiến nghị tăng thu, giảm chi ngân sách 21.346 tỷ đồng

Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, qua kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách năm 2022, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị tăng thu giảm chi ngân sách 21.346 tỷ đồng; kiến nghị xử lý khác 28.595 tỷ đồng.

Dự toán không sát, chi chuyển nguồn tiếp tục 'nóng'

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, chiều nay 30/5, Quốc hội nghe báo cáo về công tác quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022. Bên cạnh nhiều chuyển biến tích cực trong công tác quyết toán, Chính phủ cũng thẳng thắn nhận định, vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong công tác dự báo, thách thức trong tổ chức triển khai thực hiện dẫn đến số chi chuyển nguồn năm 2022 sang năm 2023 cao.

Bộ Tài chính chủ trì xây dựng kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2026 – 2030

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị số 18/CT-TTg về xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2026 – 2030. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, cơ quan trung ương có liên quan xây dựng kế hoạch trình cấp thẩm quyền xem xét quyết định.

Triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp quản lý, điều hành thu, chi ngân sách

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, chi ngân sách nhà nước được quản lý chặt chẽ, cắt giảm các nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai; triệt để tiết kiệm, giảm chi thường xuyên, tăng chi đầu tư. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, nâng cao kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu quả hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước quản lý, sử dụng tài sản công.

10 địa phương chuyển thiếu nguồn cải cách tiền lương

Qua kiểm toán cho thấy, có 10/60 địa phương chuyển thiếu hơn 12,6 nghìn tỷ đồng nguồn cải cách tiền lương năm 2022 sang 2023.

Vẫn còn tình trạng dự toán chi ngân sách không sát, gây lãng phí nguồn lực

Chiều 30-5, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022 (trong đó có báo cáo việc thực hiện quy định tại Nghị quyết số 91/2023/QH15 về phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2021 và Nghị quyết số 94/2019/QH14 về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp NSNN).

Thủ tướng Chính phủ chỉ thị về xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2026 – 2030

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị số 18/CT-TTg về xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2026 – 2030.

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc chưa kịp thời ảnh hưởng tiến độ thực hiện nhiệm vụ ngân sách

Thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp quản lý, điều hành thu, chi ngân sách.

Nợ công của Việt Nam bằng 37,26% GDP

Năm 2022, bội chi ngân sách Nhà nước là 442.233 tỷ đồng, trong đó, bội chi theo Nghị quyết số 34/2021/QH15 là 372.900 tỷ đồng. Tổng số nợ công là 3.557.668 tỷ đồng, bằng 37,26% GDP.

Chính phủ đã nỗ lực rất lớn trong điều hành cân đối ngân sách nhà nước

Đó là đánh giá của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội trong Báo cáo thẩm tra quyết toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022.

Quản lý nợ công, ngân quỹ nhà nước chặt chẽ, hiệu quả

Chiều 30/5, báo cáo tại Quốc hội liên quan đến thực hiện Nghị quyết số 91/2023/QH15 của Quốc hội về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2021, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, Chính phủ đã quản lý nợ công, ngân quỹ nhà nước đảm bảo chặt chẽ, hiệu quả, an toàn.

Thu ngân sách nhà nước năm 2022 tăng 28,8% so với dự toán

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Chính phủ đã chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp quản lý, điều hành thu, chi NSNN, góp phần tích cực vào việc hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, thu ngân sách tăng 28,8%, chi ngân sách bằng 86,9%, bội chi ngân sách giảm 33,7% dự toán.

Thu ngân sách nhà nước năm 2022 tăng 28,8% so với dự toán

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Chính phủ đã chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp quản lý, điều hành thu, chi ngân sách nhà nước (NSNN), góp phần tích cực vào việc hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, thu ngân sách tăng 28,8%, chi ngân sách bằng 86,9%, bội chi ngân sách giảm 33,7% dự toán.

Trình Quốc hội quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022

Chiều 30/5, tiếp tục chương trình làm việc tại Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022. Theo đó, Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2022 như sau: Tổng số thu cân đối NSNN là 2.713.787 tỷ đồng. Tổng số chi cân đối NSNN là 2.897.466 tỷ đồng. Bội chi NSNN là 293.313 tỷ đồng, bằng 3,07% GDP thực hiện.

Kết quả kiểm toán ngân sách nhà nước có gì đáng chú ý?

Ước thực hiện thu, chi và lập dự toán không sát, giải ngân vốn đầu tư công thấp… là điều đáng chú ý tại Báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách 2022.

TÁN THÀNH TRÌNH QUỐC HỘI XEM XÉT PHÊ CHUẨN QUYẾT TOÁN NSNN NĂM 2022 THEO ĐỀ XUẤT CỦA CHÍNH PHỦ VÀ KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, chiều 30/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày tóm tắt thẩm tra Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022. Theo đó, cơ quan chủ trì thẩm tra tán thành trình Quốc hội xem xét phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2022 theo đề xuất của Chính phủ và Kiểm toán nhà nước.

TRÌNH QUỐC HỘI PHÊ DUYỆT QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2022

Chiều 30/5, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV nghe trình bày các báo cáo về quyết toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022. Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành phiên họp.

Ghi nhận những kết quả tích cực về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, ngày 29/5, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024; và nhiều nội dung quan trọng khác.

Tăng cường năng lực nội sinh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững

Phát biểu kết luận phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, cần tăng cường năng lực nội sinh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Kiểm soát lạm phát, tỷ giá, giá vàng, giá các mặt hàng thiết yếu, không để xảy ra các cú sốc ảnh hưởng đến đời sống của Nhân dân.

Tăng cường hợp tác toàn diện giữa Bộ Tài chính Việt Nam và Lào

Chiều 28/5, tại trụ sở Bộ Tài chính, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đã có cuộc làm việc với ông Santiphab Phomvihane - Bộ trưởng Bộ Tài chính nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Thành công lớn khi vừa hỗ trợ phục hồi kinh tế, vừa kéo giảm bội chi, nợ công

Thảo luận về chính sách hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế, các đại biểu Quốc hội đều đánh giá cao và cho rằng nhiều chính sách đã có tác động rõ rệt, nhất là chính sách thuế. Đặc biệt, thành công rất lớn là việc đảm bảo các nhiệm vụ chi cho phục hồi kinh tế nhưng vẫn kéo giảm được bội chi, nợ công, không bị thâm hụt tài khóa như nhiều quốc gia khác phải gánh chịu.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc: Nhiều sáng kiến tăng thu ngân sách, tạo dư địa 'khoan thư sức dân'

Phát biểu tại phiên họp tổ của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bình Định cho biết, trong bối cảnh khó khăn, những năm qua, Bộ Tài chính liên tục đổi mới, có nhiều sáng kiến, sáng tạo, trong công tác quản lý thu thuế, góp phần thu đúng, thu đủ, đúng pháp luật vào NSNN. Từ đó, có nguồn lực để khoan sức dân, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thông qua các giải pháp về thuế, phí.

Dự toán không sát thực tế làm không gian tài khóa bị thu hẹp

Sáng nay, 23.5, thảo luận tại Tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An, Bắc Kạn, Quảng Ngãi), đại biểu Quốc hội đề nghị, tới đây, Chính phủ cần chú trọng xây dựng dự toán ngân sách nhà nước sát với khả năng thu, chi.

Bộ Tài chính làm việc với tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Global Rating

Ngày 21-5, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi đã chủ trì buổi làm việc của Bộ Tài chính với đoàn công tác của tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings, nhằm thực hiện đánh giá xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam năm 2024.

Việt Nam bước vào nhóm các nước có thu nhập trung bình cao

Mặc dù tăng trưởng thấp hơn mục tiêu đề ra nhưng tính đến thời điểm cuối năm 2023, quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt 430 tỷ USD, bước vào nhóm các nước thu nhập trung bình cao.

Năm 2023, nhiều chỉ tiêu đạt kết quả khả quan

Tình hình Kinh tế xã hội những tháng cuối năm 2023 tiếp tục phục hồi, tháng sau tích cực hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước, cơ bản đạt được mục tiêu tổng quát đề ra và đạt nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Một số chỉ tiêu KTXH đạt cao hơn số đã báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 6. Nhiều tổ chức quốc tế có uy tín đánh giá cao kết quả và triển vọng của nền kinh tế nước ta. Đây là nội dung được Phó Thủ tướng Lê Minh Khái báo cáo trong phiên làm việc đầu tiên của kỳ họp thứ 7 trước Quốc hội sáng 20/5.

Việt Nam vào nhóm nước trung bình cao, dành 680 nghìn tỷ đồng cải cách tiền lương

Quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt 430 tỷ USD, bước vào nhóm các nước trung bình cao. Tính đến hết năm 2023, Chính phủ đã dành được khoảng 680 nghìn tỷ đồng để thực hiện chính sách tiền lương mới.

Ổn định kinh tế vĩ mô được giữ vững, các cân đối lớn được bảo đảm

Năm 2023 và những tháng đầu năm 2024, tăng trưởng kinh tế tiếp tục phục hồi tích cực, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Đây là kết quả đáng ghi nhận trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có nhiều biến động nhanh, phức tạp và khó lường, nền kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn, thách thức.

Tăng trưởng GDP quý I/2024 cao nhất trong giai đoạn 2020-2023

Những tháng đầu năm 2024, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng GDP quý I đạt 5,66%, cao nhất trong giai đoạn 2020-2023.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Đã dành được khoảng 680.000 tỷ đồng để cải cách tiền lương

Sáng 20/5, tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái nêu rõ, theo chương trình Kỳ họp, Chính phủ đã gửi đến Quốc hội 45 báo cáo, tờ trình, tài liệu trên nhiều lĩnh vực.

Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội: Dự toán thu chi ngân sách không sát thực tế, gây khó khăn khi điều hành

Về việc lập, chấp hành dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, đa số thành viên Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách cho rằng không sát, ảnh hưởng đến điều hành và sử dụng vốn đầu tư công thiếu hiệu quả, lãng phí...

Đề xuất tiếp tục triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%

Chính phủ vừa gửi Quốc hội báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 43 năm 2022 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội.

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI CHO Ý KIẾN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2022

Chiều 15/5, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Phiên họp thứ 33, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022.

Đề xuất hủy thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2%

Gói hỗ trợ lãi suất 40.000 tỷ đồng mới giải ngân được 3% sau gần 2 năm do tâm lý e ngại thanh tra, kiểm tra của khách hàng. Với số vốn không giải ngân hết trong chương trình, Chính phủ trình Quốc hội hủy dự toán, kế hoạch vốn.

Đề xuất hủy thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2% vì mới giải ngân được 3%

Gói hỗ trợ lãi suất 40.000 tỷ đồng mới giải ngân được 3,05% (tương đương khoảng 1.218 tỷ đồng) sau gần hai năm. Số vốn không giải ngân hết, Chính phủ trình Quốc hội hủy dự toán, kế hoạch vốn.

Hải Phòng đặt mục tiêu đến 2040 thu hút trên 161 nghìn tỷ đồng kênh vốn xã hội hóa cho phát triển đô thị và hạ tầng

Hải Phòng vừa công bố kế hoạch phát hành trái phiếu chính quyền địa phương trị giá hơn 378 tỷ đồng. Thành phố đặt mục tiêu từ nay đến năm 2040 huy động hơn 361.000 tỷ đồng, trong đó kênh vốn xã hội hóa 161.553 tỷ đồng...

Nền kinh tế tiếp tục duy trì đà phát triển tích cực

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024 vừa diễn ra, các đại biểu thống nhất đánh giá tình hình kinh tế tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024 tiếp tục phục hồi và duy trì đà phát triển tích cực trên các lĩnh vực.