Nóng bỏng cuộc chiến chống ma túy ở Cửa khẩu Cầu Treo

Tuyến biên giới khu vực Cửa khẩu Cầu Treo đang là 'điểm nóng' trung chuyển hàng cấm của tội phạm ma túy với thủ đoạn tinh vi, liều lĩnh. Vừa qua, ngành chức năng ở Hà Tĩnh đã triệt phá nhiều vụ ma túy lớn.

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 - 7-5-2024): Những người viết tiếp 'huyền thoại Điện Biên'

Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7-5-1954 đã đi vào lịch sử, làm thay đổi đáng kể cục diện thế giới. Và trong suốt 70 năm qua đã có những người viết tiếp 'huyền thoại' ấy, góp sức làm thay da đổi thịt nhiều vùng đất heo hút của tỉnh Điện Biên.

Cánh chim không mỏi gắn bó với biên cương

Trong suốt hơn 60 năm cầm bút, cố nhà văn-nhà báo Trần Hữu Tòng, nguyên phóng viên Báo Công an nhân dân vũ trang (nay là Báo Biên phòng) đã có hàng trăm tác phẩm văn học và báo chí đã được xuất bản. Những tác phẩm của ông ngồn ngộn chất liệu của đời binh nghiệp gắn bó với biên cương và BĐBP, trong đó, nổi bật nhất là tập truyện ký 'Bên dòng Păng Pơi' viết về liệt sĩ Trần Văn Thọ - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân đầu tiên của BĐBP.

Thiếu tướng Lưu Trọng Lư, vị tướng vùng biên ải

Mười năm trước, trong chuyến lên Điện Biên dịp kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tôi đã gặp ông. Khi ấy ông đang giữ cương vị Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Điện Biên. Vị tướng có cái tên đẹp như một bài thơ, và cũng là cái tên của một nhà thơ, Lưu Trọng Lư, đã để lại trong tôi ấn tượng về một người mang phẩm chất của một thủ lĩnh nơi biên cương.

Chuyến trở lại Tây Bắc mấy tuần trước, tôi gặp lại hai sĩ quan ở Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Điện Biên. Cả hai anh đều từng là Đồn trưởng Đồn Biên phòng A Pa Chải - đồn xa nhất trấn giữ ở điểm cực Tây Việt Nam. Đại tá Nguyễn Đức Thắng nay là Trưởng phòng trinh sát và Trung tá Đặng Tuấn, nay là Chánh văn phòng Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Điện Biên. Gần hai mươi năm gắn bó với Tây Bắc, đã đi rất nhiều nơi, gắn bó với nhiều bạn bè lính biên phòng nhưng không hiểu sao cực Tây Việt Nam luôn thao thức trong tôi như một nơi chốn 'thuộc về'.

Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, miền tưởng niệm tri ân nơi biên ải

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn công tác Báo Quảng Trị do Phó Tổng Biên tập Nguyễn Tý dẫn đầu có dịp đến với vùng đất cao nguyên đá Hà Giang dâng hương tưởng niệm, tri ân các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng chiến đấu và hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc ở mặt trận Vị Xuyên - Hà Tuyên (nay là Hà Giang và Tuyên Quang), giai đoạn từ 1979-1989. Giữa trập trùng núi đá, lặng nhìn đài hương, bia mộ và dòng tên 4.000 liệt sĩ khắc trên tấm bảng đồng tại đền thờ liệt sĩ trong nghĩa trang Vị Xuyên với lời thề 'Sống bám đá đánh giặc, chết hóa đá, bất tử', lòng chúng tôi trào dâng niềm tự hào dân tộc, ý thức bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, giữ gìn cương vực bờ cõi quốc gia của cha ông ta để lại.

Thi pháp và đẳng cấp văn chương

Nhớ một lần, tại phòng làm việc của Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khóa IX, tôi trao đổi với nhà thơ Hữu Thỉnh về những tác giả, tác phẩm Ban Văn học Công nhân dự định mời tham gia Hợp tuyển Thơ - Văn sắp xuất bản. Xem xong danh sách mời, nhà thơ Hữu Thỉnh tươi cười gật đầu, rồi bỗng ông hỏi tôi: - Ông đánh giá ông Ma Văn Kháng thế nào? Là tôi hỏi về sự nghiệp văn chương ấy. - Bác Kháng là người trước nay tôi luôn quý trọng. Theo tôi, trong đội ngũ văn chương Việt Nam đương đại, bác ấy đứng đầu bảng.

Khai hội đền Mẫu Trịnh Tường năm 2024

Sáng 18/4, tại xã Trịnh Tường, UBND huyện Bát Xát tổ chức khai hội đền Mẫu Trịnh Tường năm 2024.

Những người lính viết tiếp huyền thoại nơi cực tây Tổ quốc

Chuyến trở lại Tây Bắc tuần trước, tình cờ tôi gặp lại hai sĩ quan ở Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên, cả hai anh đều từng là Đồn trưởng Đồn Biên phòng A Pa Chải - đồn xa nhất ở cực tây Việt Nam, Đại tá Nguyễn Đức Thắng nay là Trưởng phòng Trinh sát và Trung tá Đặng Tuấn, nay là Chánh Văn phòng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh. Gần hai mươi năm gắn bó với Tây Bắc, đã đi rất nhiều nơi, gặp gỡ và thân thiết với nhiều bạn bè lính biên, nhưng không hiểu sao cực tây Việt Nam luôn thao thức trong tôi như một nơi chốn 'thuộc về'.

Hoa mộc miên điểm tô sắc màu núi rừng biên cương Lào Cai

Tháng 4 ở Lào Cai, hoa mộc miên đang nở dọc trên cung đường đến với huyện Bắc Hà và huyện Si Ma Cai hay dọc theo tuyến biên giới Trịnh Tường - A Mú Sung huyện Bát Xát điểm tô cho núi rừng.

Ấm áp tình quân dân từ những 'Mái ấm biên cương'

Những 'Mái ấm biên cương' do chính cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Thanh Hóa vận động hỗ trợ, xây tặng đã giúp cho nhiều gia đình nghèo nơi vùng cao, biên giới có cuộc sống ổn định hơn. Những 'Mái ấm biên cương' dù còn đơn sơ nhưng thấm đượm tình quân dân, như những bếp lửa hồng tỏa sáng vùng biên ải.

Lễ hội đền Hoàng Lục năm 2024

Ngày 6/4 (tức ngày 28/2 âm lịch), xã Đình Phong (Trùng Khánh) tổ chức Lễ hội đền Hoàng Lục, tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc An Biên tướng quân Hoàng Lục đã có công to lớn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống, giữ yên vùng biên cương phía Bắc Tổ quốc.

Người dân Quảng Trị 'hoa mắt' với thời tiết dị thường

Nắng nóng trong ngày 5-4 tại Quảng Trị đã giảm dần so với những ngày liền trước đó, tính từ 1-4 khi có nhiều khu vực ghi nhận trên 40 độ C. Tuy nhiên, với nền nhiệt phổ biến từ 37 đến 39 độ C, độ ẩm thấp, nóng vẫn gay gắt khiến hoạt động đời sống bị ảnh hưởng, xáo trộn. Dự báo, từ ngày 6 đến 8-4, vẫn xảy ra nắng nóng nhưng cường độ giảm dần, và khả năng đến ngày 9-4 sẽ kết thúc đợt nắng nóng này tại Quảng Trị. Mặc dù đã quen chịu đựng vô số đợt nóng đỉnh điểm song đợt nắng nóng đến sớm đầu tháng 4, trước đó còn xảy ra giông lốc dữ dội, mưa đá trên vùng biên ải Quảng Trị khiến người dân không khỏi lo lắng trước thời tiết dị thường, khó lường.

'Té ngửa' gương mặt phục dựng đại mỹ nhân Vương Chiêu Quân

Là một trong tứ đại mỹ nhân trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, Vương Chiêu Quân được miêu tả mang vẻ đẹp 'lạc nhạn'. Thế nhưng, hình ảnh phục dựng dung mạo của mỹ nhân này khiến nhiều người thất vọng.

Biên cương vươn mình mạnh mẽ - Bài 2: Nghĩa tình nơi biên cương

Cùng với sự quan tâm chăm lo của Đảng và Nhà nước, những năm qua, Báo SGGP trở thành 'cầu nối' kêu gọi các tổ chức, cá nhân chung tay hỗ trợ đồng bào vùng biên giới Việt - Lào bằng những việc làm thiết thực.