Lâu Văn Mua muốn 'lắng nghe xem có thấy lòng mình'

Sinh năm 1992, quê ở bản Pù Toong, xã Pù Nhi (Mường Lát), anh làm thơ và có những tác phẩm chất lượng được in ở nhiều tờ báo từ khi còn là một chàng sinh viên. Quan điểm sáng tác của anh rất chân thực, hồn nhiên: 'Tôi làm thơ vì Thanh Hóa hiện nay chưa có một ai là người dân tộc Mông làm thơ cả khi mà người Mông ở các tỉnh khác như Lào Cai chẳng hạn đều có những nhà thơ, nhà văn làm rạng danh quê hương làng bản của họ'.

Lão nông thi sĩ

Với tôi, Tô Thi Vân thực sự vừa là thi sĩ vừa là một lão nông dân đáng yêu và đáng kính cả về nhân cách và tài năng. Một lão nông thi sĩ chứ không phải chỉ biết làm thơ. Người làm thơ thì nhiều, làm thơ hay cũng có thể nhiều, nhưng là một thi sĩ chắc không có nhiều. Một thi sĩ mà chẳng cần màng, chẳng cần biết mình là thi sĩ. Vì trong ông không có tâm sở đắc. Ông sống nhi nhiên đến hồn hậu, như trẻ thơ, như cỏ cây hoa dại ven sông Đáy quê nhà.

Một hoa hậu sống xa hoa, cơ ngơi trăm tỷ hậu ly hôn đại gia

Cuộc sống của hoa hậu này khiến công chúng xuýt xoa ghen tị.

Nhà thơ nào từng 5 lần đảm nhận vị trí Thứ trưởng và 2 lần làm Bộ trưởng?

Xuất thân là nhà thơ, người yêu văn chương, ông được Chính phủ giao nhiều chức vụ quan trọng trong các Bộ Canh nông, Kinh tế, Nội vụ, Văn hóa thời kỳ kháng chiến.

Cựu chiến binh Điện Biên Phủ 91 tuổi vẫn làm thơ, sửa chữa đồ điện

Ở xã Hiến Sơn (Đô Lương) cụ Nguyễn Quang Cử (91 tuổi) không chỉ là cựu chiến binh chống Pháp cao tuổi, mẫu mực, mà còn là một giáo dân sống tốt đời đẹp đạo, có nhiều cống hiến cho quê hương.

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024): Tiếp tục tạo ra những tác phẩm xứng tầm

Chiến thắng Điện Biên đã lùi xa 70 năm, nhưng giá trị, tầm ảnh hưởng của sự kiện này chưa bao giờ vơi cạn trong suy nghĩ của người Việt Nam cũng như trong cảm hứng sáng tạo của các văn nghệ sĩ.

Chân chất Lê Kim

Tôi vừa có chuyến đi Điện Biên, gặp gỡ các nhân chứng lịch sử và rất bất ngờ khi được biết hiện nay trên toàn tỉnh chỉ còn lại 142 cụ từng tham gia Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Các cụ tuổi đều suýt soát 90 tới trên 100, râu tóc bạc phơ, nhiều cụ đã lẫn, nhưng ai nấy ngực đều gắn lấp lánh những huân chương.

Thơ cần cho con người như thế chăng?

Đỗ Minh Dương làm thơ khá sớm, từ những năm 70 của thế kỉ trước. Năm 1976, anh đã từng đoạt giải thưởng cuộc thi thơ của báo Văn nghệ (trong hai năm 1975-1976). Đến nay, xuất bản trên mười tập thơ. Cứ độ vài năm, anh cho ra mắt một tập thơ riêng. Kể ra, cũng nhiều. Người ta dễ nghĩ, ông này chắc suốt ngày chỉ làm thơ.

Tuấn Tú - Thanh Hương hài hước chia tay 'Người một nhà'

Thanh Hương, Tuấn Tú và Duy Hưng ngậm ngùi chia sẻ ngày đóng máy kết thúc hành trình làm 'Người một nhà'.

Làm báo, làm thơ...

Báo chí và văn chương vẫn thường được ví như hai anh em, đôi khi gắn bó khăng khít đến mức 'văn, báo bất phân'. Ở Báo SGGP, 49 năm qua có rất nhiều nhà báo mê viết văn, làm thơ, có thể kể những tên tuổi như: Hoài Vũ, Dương Trọng Dật, Cung Văn, Trần Văn Tuấn, Vũ Ân Thy, Nguyễn Nhật Ánh, Cao Vũ Huy Miên, Trần Thế Tuyển, Huỳnh Thanh Luân, Trần Minh Trường... Trang thơ SGGP xin giới thiệu một số sáng tác của các cây bút SGGP xưa và nay.

Lao động có thật là vinh quang?

Nhân Ngày Quốc tế lao động 1/5 tôi lại tự hỏi: Lao động có thật là vinh quang như khẩu hiệu? Tôi đã tìm cách trả lời câu hỏi này bằng quan sát cuộc sống quanh mình và từ kinh nghiệm bản thân.

Nhà văn Nguyễn Văn Thọ: 'Nghĩ về ngày 30-4-1975, nước mắt tôi lại trực trào ra'

'Trưa ngày 30-4-1975, với tư cách là lính cao xạ, tôi có mặt tại sân bay Tân Sơn Nhất, trường đua Phú Thọ và cảm nhận được niềm vui chiến thắng. Nhớ lại khoảnh khắc đất nước hoàn toàn thống nhất, non sông liền một dải, nước mắt tôi lại trực trào ra vì hạnh phúc' - nhà văn Nguyễn Văn Thọ, người có mặt tại Sài Gòn ngày 30-4-1975 chia sẻ.

Trần Đăng Khoa đi tìm tri âm

'Hoàng Hiếu Nhân là một thiên tài về thơ. Cả đời Nhân chỉ viết có 33 bài thơ nhưng bài nào cũng xuất sắc. Mặc dù chưa một lần gặp mặt, nhưng trên văn đàn của trẻ con thời ấy, mình luôn khâm phục và xem Nhân như 'tri âm'. Nhưng rất tiếc, cơm - áo - gạo - tiền đã buộc Nhân phải chia tay với thơ và mất nơi đất khách quê người' – nhà thơ Trần Đăng Khoa nói về một bạn thơ.

Thơ Tạ Văn Sỹ: Tiếng ve

'Tiếng ve' của nhà thơ Tạ Văn Sỹ gợi về những ngày tháng thuở học trò với bao mông mơ, vụng dại...

Thi nhân chỉ cảm thôi

Đinh Ngọc Lâm làm thơ sớm, nhưng đến với văn chương lại bằng đường truyện ngắn. Thơ có lẽ chỉ là thú vui không thể thiếu được của một người giàu cảm xúc như anh? Không ít lần, tôi từng được nghe anh đọc, thấy anh hoan hỉ, tâm đắc. Nhưng rồi, lại vẫn vô tâm với cái ý nghĩ cố hữu, tồn tại đến thâm căn cố đế trong người mình, rằng: Anh là một cây truyện ngắn. Bây giờ, tôi có trong tay một tập thơ mới tinh, có thể nói là 'chưa bóc tem' - 'Cỏ hát' của anh.

Cụ… nhà thơ trẻ có duyên cùng lục bát

'Cụ' là nói tuổi đời, nhà thơ trẻ là nói về tuổi làm thơ. Mỗi người đến với thi ca bằng một con đường, một thời điểm. Có người còn trẻ, thậm chí còn bé đã làm thơ như nhà thơ thần đồng Trần Đăng Khoa chẳng hạn. Thế nhưng có người tuổi rất cao rồi mới bị 'nàng thơ' cho ăn bùa mê, thuốc lú. Cao Trần Nguyên hơi khác một chút. Ông làm thơ từ khi còn trẻ rồi buông bỏ cho đến khi đã ở tuổi 'cổ lai hy', ông mới cầm bút trở lại.