Người vẽ 'chân dung' Krông Pa

Trong những năm tháng gắn bó với quê hương thứ hai, họa sĩ Trần Quang Lực đã khắc họa 'chân dung' vùng đất Krông Pa (tỉnh Gia Lai) đầy sức sống và giàu bản sắc.

Đậm đà bản sắc Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai

Gần 800 nghệ nhân dân gian từ các làng Jrai, Bahnar ở Gia Lai đã tạo nên một không gian lễ hội độc đáo, thông qua việc phục dựng nguyên bản các nghi lễ và sinh hoạt văn hóa.

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.

Sự khác biệt trong nghi lễ cúng giọt nước của dân tộc Jrai và Xê Đăng

Nghi lễ cúng giọt nước (hay bến nước) của người Jrai ở vùng phía Nam sông Ba và nghi lễ bắc máng nước của người Xê Đăng ở vùng đầu nguồn thuộc quần sơn Ngọc Linh (tỉnh Kon Tum) có nhiều điểm tương đồng cơ bản nhưng vẫn có sự khác biệt.

Già làng Hiơng hướng thiện

Từ một nhân vật được xem là 'cứng cựa' trong tổ chức phản động FULRO nhưng nhờ giáo dục, cảm hóa, đã thức tỉnh, trở thành một già làng có uy tín tiêu biểu của huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai. Đó là câu chuyện về ông Puih Hiơng (68 tuổi, ở làng Trol Đeng, thị trấn Chư Ty, huyện Đức Cơ) với quyết tâm hướng thiện và tấm lòng nhân ái, tận tụy vì cộng đồng. Trò chuyện với chúng tôi, ký ức của ông hiện về như một thước phim quay chậm…

Người dệt chuyện đời trên thổ cẩm

Những chuyện kể về tháng ngày dân làng đoàn kết một lòng chống giặc, chuyện mùa gặt trên nương rẫy hay ngày làng có lễ hội… đều được nghệ nhân Rơ Châm Monh (làng Kép 2, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) tạo thành hoa văn trên thổ cẩm.

Làng Jrai dưới bóng đa

Ở làng Đúp (xã Hà Bầu, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) có 1 quần thể hàng chục cây đa cổ thụ, tạo thành một rừng đa ven làng, chở che cho làng.

Cốt cán FULRO trở thành người uy tín tiêu biểu

Từ một cốt cán trong tổ chức phản động FULRO trở thành người có uy tín tiêu biểu của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai), câu chuyện về ông Puih Hiơng (68 tuổi, già làng Trol Đeng, thị trấn Chư Ty) truyền cảm hứng về tinh thần kiên định, quyết tâm hướng thiện và tấm lòng tận tụy vì cộng đồng.

Người gìn giữ tình đoàn kết buôn làng

Ông Lick (66 tuổi, làng Piơm, thị trấn Đak Đoa) là người sống gương mẫu và có khả năng hòa giải nên được bà con bầu làm già làng 14 năm nay.

Một lần về làng Groi

Đã gần 12 năm trôi qua nhưng tôi vẫn không quên chuyến thăm làng Groi (xã Đak Smar, huyện Kbang) năm ấy. Đó là năm 2012, tôi đi cùng với một đồng nghiệp trẻ cùng cơ quan. Bấy giờ, xã Đak Smar có 1 thôn người Kinh và 3 làng Bahnar. Và trong 3 làng thì đã có 2 làng tái định cư sau khi nhường đất để xây dựng thủy điện Ka Nak là làng Groi và làng Cam.

Trở lại Đồng Mô

Sau gần 5 năm, tôi mới có dịp trở lại thăm Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam ở Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội. Lần này, trong tôi vẫn vẹn nguyên cảm giác thích thú trước cảnh sắc và những giá trị nơi đây đang sở hữu, đặc biệt là khi dừng chân tại khu các làng dân tộc.

Biến di sản thành tài nguyên du lịch văn hóa

Khi xác định lấy di sản văn hóa tộc người làm tài nguyên và nguồn lực cho du lịch văn hóa thì điều quan trọng là phải có những di sản đủ sức hấp dẫn. Tuy nhiên, di sản không thể tự chạy đến với chúng ta và bản thân di sản cũng không phải ngay lập tức đã hội đủ những điều kiện mà du khách mong muốn. Vì vậy, việc tìm kiếm, phát hiện, thẩm định, bảo tồn và phát huy giá trị để di sản ngày càng đẹp lên cả về nội dung, hình thức thì di sản mới đủ sức biến thành 'tư liệu sản xuất' cho ngành du lịch văn hóa.

Làm du lịch, tăng thu nhập nhờ Tuần lễ hoa dã quỳ

Thông qua tuần lễ hoa dã quỳ - núi lửa Chư Đăng Ya năm 2023 nhiều chị em dân tộc Jrai cùng đón nhận cơ hội làm du lịch và linh hoạt làm quen với những cách làm dịch vụ tại chỗ nhằm tăng thu nhập.

Già làng Jrai mẫu mực để cả làng học theo

Ở tuổi 75, ông vẫn nuôi 5 con bò, làm 4ha cà phê, 1ha ruộng lúa. 'Phải gương mẫu làm để cho lớp trẻ trong làng noi theo, nhiều hộ giảm bớt nghèo, ít đi uống rượu. Nếu ai khó khăn, tôi sẵn sàng giúp đỡ cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế hộ gia đình' - ông Ksor Hiếu bày tỏ.

Cô gái Jrai tâm huyết với bóng đá phủi

Lâu nay, mọi người thường chỉ biết đến các 'ông bầu' trong bóng đá. Bởi vậy, chuyện 'bà bầu' Su Bi (SN 1993, làng Ia Nueng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) xây dựng đội bóng đá phong trào hay tài trợ cho các nữ cầu thủ khiến không ít người ngạc nhiên, khâm phục.

Người có uy tín ở bản làng

Tại mỗi thôn, làng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nói chung và ở Gia Lai nói riêng, đội ngũ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số đang ngày một khẳng định rõ vai trò là cầu nối giữa chính quyền địa phương và người dân, tích cực tuyên truyền, vận động bà con sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, vươn lên làm giàu chính đáng.

Người uy tín ở buôn làng Tây Nguyên - nơi gửi gắm niềm tin

Đội ngũ người uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số ngày một khẳng định vai trò trong việc là cầu nối giữa chính quyền với việc vận động bà con sống và làm việc theo pháp luật, vươn lên làm giàu.