Chung tay bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Với gần 22.500 ha diện tích mặt nước, 113 km sông nước chảy, 17 km bờ biển, Ninh Bình được coi là giàu nguồn lợi thủy hải sản. Mặc dù vậy, sự phát triển dân số; việc mở rộng quy mô của các khu công nghiệp, khu đô thị, ô nhiễm môi trường nước; nạn khai thác quá mức, đặc biệt là việc sử dụng kích điện, chất nổ trong đánh bắt thủy sản đang khiến nguồn lợi này dần cạn kiệt. Điều này tác động không nhỏ đến kế hoạch phát triển ngành thủy sản và nguồn sinh kế của cộng đồng ngư dân ven sông, ven biển.

Thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản trên sông Hoàng Long. Ảnh: Anh Tuấn

Để ngănchặn sự suy giảm của nguồn lợi thủy sản, môi trường tại các vùng nước, ngày08/10/2012, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 768 về việc phê duyệt cho triểnkhai chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020.

Chươngtrình có 7 nội dung gồm: Truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức của ngươìdân về công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản; điều tra đánh giá nguồn lợi thuỷsản, ngăn chặn sự suy giảm nguồn lợi thủy sản; bảo tồn nguồn lợi thủy sản; phụchồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản, các hệ sinh thái môi trường; đào tạo, tậphuấn chuyên môn nghiệp vụ bảo vệ nguồn lợi thủy sản; củng cố hệ thống tổ chứcbảo vệ nguồn lợi thủy sản và đầu tư cơ sở vật chất cho công tác bảo vệ nguồnlợi thủy sản.

Sau 7 nămtriển khai, với sự vào cuộc của các cấp, các ngành, sự phối hợp chặt chẽ củacác địa phương, Chương trình đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Từ năm 2012đến nay, toàn tỉnh đã tổ chức được 64 lớp tập huấn tuyên truyền về bảo tồn cácloài thủy sản nguy cấp, quý hiếm, không khai thác bằng các loại ngư lưới cụcấm, nghề cấm; vận động hàng trăm hộ dân tham gia cam kết không vi phạm khaithác thủy sản.

Đồng thời, đã bước đầu khảo sát điều tra hiện trạng phân bốnguồn lợi thủy sản, môi trường nước, các bãi đẻ thủy sản tại các tuyến sôngchính. Đã xác định được 4 bãi đẻ tập trung cần quản lý là: Bãi đẻ thủy sản tại khuvực ngã ba sông Lạng, sông Bôi, sông Hoàng Long ở khu vực quanh cầu Đế; bãi đẻdọc sông Hoàng Long từ ngã ba Gián Khẩu đến trạm bơm Gia Viễn; bãi đẻ sông Đáytừ Ninh Phúc để cửa Kim Đài; bãi đẻ sông Vạc, sông Vân.

Để ngănchặn tình trạng sử dụng xung kích điện, chất nổ, chất độc trong khai thác thuỷsản, Sở Nông nghiệp&PTNT đã chủ trì, phối hợp với các cấp, các ngành và địaphương tổ chức thanh, kiểm tra thường xuyên trên sông, trên biển; phối hợp cóhiệu quả với các địa phương kiểm tra vùng nội đồng, các khu ngập nước. Kết quả,đã kiểm tra trên một nghìn phương tiện khai thác thủy sản, phát hiện và xử lý79 trường hợp vi phạm, xử phạt tiền trên 100 triệu đồng.

Về chươngtrình bảo tồn nguồn lợi thủy sản, Chi cục Thủy sản đã phối hợp với Ban Quản lýkhu bảo tồn đất ngập nước Vân Long bước đầu nghiên cứu đề xuất quy hoạch và xácđịnh nhiệm vụ bảo tồn nguồn lợi thủy sản tại đây. Trong chương trình tái tạonguồn lợi thủy sản, trong các năm từ 2016 đến năm 2019, Chi cục Thủy sản đãtiến hành thả 33.600 con cá bao gồm cá chép Việt, cá chày mắt đỏ, cá bống bớpxuống các vùng nước tự nhiên trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, Chi cục còn phối hợpvới Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình trong lĩnh vực thảgiống phóng sinh; huy động nguồn vốn xã hội hóa từ các tổ chức, cá nhân thamgia tái tạo nguồn lợi thủy sản; tuyên truyền đến các tăng ni, phật tử về việcbảo vệ các loài thủy sản quý hiếm cũng như ngăn chặn sực phát tán của các loàithủy sản ngoại lai.

Ông TrầnĐức Sáng, Phó Chi cục Trưởng chi cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp&PTNT chobiết: Từ khi có Quyết định 768 của UBND tỉnh về thực hiện chương trình bảo vệnguồn lợi thủy sản, công tác quản lý, khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lơịthủy sản được triển khai một cách mạnh mẽ, đồng bộ hơn. Ngư dân từng bước thayđổi nhận thức, hành vi trong khai thác thủy sản. Chúng ta cũng đã huy động đượcsự chung tay của cả cộng đồng để cùng bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững.

Tuynhiên, bên cạnh đó, vẫn còn một số nội dung chưa đạt được. Đó là việc phân tíchchuyên sâu về đặc tính sinh học của các loài thủy sản đặc thù của Ninh Bình;đánh giá về các chỉ số môi trường nước tự nhiên, phân tích các tác nhân ảnhhưởng đến nguồn lợi thủy sản…

Ngoài ra, tình trạng ô nhiễm môi trường, suy giảmnguồn lợi thủy sản vẫn đang diễn ra tại hầu khắp các mặt nước tự nhiên củatỉnh. Tình trạng sử dụng xung kích điện để khai thác thủy sản cũng như các côngcụ khai thác tận thu nguồn lợi thủy sản vẫn còn diễn ra hết sức phức tạp.

Như vậy,trong thời gian tới, thực hiện Chương trình bảo vệ nguồn lợi thủy sản, NinhBình cần tiếp tục tập trung vào một số nội dung như: Hoàn thành việc điều trađánh giá nguồn lợi thủy sản một cách toàn diện ở tất cả các thủy vực của tỉnhtừ đó xây dựng kế hoạch để bảo vệ. Tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan quản lýnhà nước trong việc thanh, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về bảo vệ nguồnlợi thủy sản.

Đặc biệt, cần nâng cao trách nhiệm của cấp xã trong việc này.Thực hiện phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản, các hệ sinh thái môi trường.Huy động mọi nguồn lực để thường xuyên thả bổ sung các giống loài thủy sản quýhiếm vào các mặt nước tự nhiên.

Hà Phương

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/chung-tay-bao-ve-nguon-lui-thuy-san-20190503082325943p2c20.htm