Nỗ lực hồi hương tranh Việt

Sự trở về của nhiều tác phẩm hội họa quý thời gian gần đây cho thấy các nhà sưu tập người Việt đang dành sự quan tâm lớn cho các tác phẩm hội họa Việt Nam 'lưu lạc' ở nước ngoài.

Bảo tàng chờ dòng vốn đầu tư để gia tăng sức hút

Nhiều bảo tàng công lập và tư nhân ở TPHCM trải qua một năm 2023 đáng nhớ với nhiều hoạt động nghệ thuật bên ngoài, không ngừng làm mới mình và thu hút khách hàng cho nguồn thu đủ bù chi. Trước loại hình kinh doanh tiềm năng, đại diện các đơn vị mong muốn có chính sách đầu tư đủ để nâng cấp, tu sửa cũng như hiện đại hóa hoạt động trưng bày tại bảo tàng vào năm tới.

Nhà sưu tầm Đạt Phạm: Tranh Việt ngày càng có giá

Phiên đấu giá tại sàn Aguttes cuối tháng 9 vừa qua, các tác phẩm của họa sĩ châu Á có tổng giao dịch lên đến 4,55 triệu EUR, trong đó các tác phẩm của họa sĩ Mai Trung Thứ chiếm 2,5 triệu EUR…

Tranh 'Bụi rậm dưới bóng hoàng hôn' của vua Hàm Nghi được bán với giá 38.000 euro

Bức tranh 'Bụi rậm dưới bóng hoàng hôn' do vua Hàm Nghi vẽ đã được bán với giá 38.000 euro.

Đấu giá 19 bức tranh của vua Hàm Nghi tại Pháp

Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, khoảng 250 tác phẩm mỹ thuật Đông Dương đã được nhà Lynda Trouvé đưa ra bán đấu giá ngày 22/9 tại khách sạn Drouot ở thủ đô Paris. Đặc biệt trong số này có 19 bức tranh do vua Hàm Nghi vẽ đã được bán đấu giá với tổng số tiền 330.000 euros.

Nỗi lòng vua Hàm Nghi trong những bức tranh lưu lạc

Ngày 18/9, nhà nghiên cứu mỹ thuật Ngô Kim Khôi và Lý Đợi thông tin với Báo GD&TĐ về thời gian đấu giá 19 bức tranh của vua Hàm Nghi.

Đấu giá 19 tranh của vua Hàm Nghi được tìm thấy trong kho phế liệu

Sự kiện đấu giá 19 tranh của vua Hàm Nghi do nhà đấu giá Lynda Trouvé tổ chức, dự kiến diễn ra tại Trung tâm đấu giá Drouot (Paris). Những bức tranh này từng thuộc sở hữu của một lính Pháp có tên Henri Aubé, từng đóng quân ở Hà Nội trong khoảng năm 1907- 1909.

Bảo quản, phục chế: Khoảng trống của thị trường mỹ thuật Việt Nam

Nhiều tranh của các danh họa Việt ở nước ngoài sau đấu giá trở lại cố hương, nhưng công chúng hiếm có dịp chiêm ngưỡng. Một lý do là chủ sở hữu lo ngại công tác bảo quản, phục chế và bảo hiểm nghệ thuật - lĩnh vực mà hiện trong nước gần như không có.

Cuộc tái ngộ đầy sắc màu

Sau 71 năm, kể từ triển lãm lần đầu với 30 tác phẩm sơn mài tại Sài Gòn vào tháng 1/1952, người dân Thành phố Hồ Chí Minh mới có dịp 'tái ngộ', thưởng thức tranh của họa sĩ Trần Phúc Duyên trong một sự kiện văn hóa mang đậm màu sắc di sản.

Dạo bước qua vùng đất của sơn mài

Ngày 2/8 tới, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, The Muse Artspace tổ chức khai mạc triển lãm 'Dạo bước qua vùng đất của sơn mài'.

Họa duyên tương ngộ - Nơi những tác phẩm bị lãng quên của họa sĩ Trần Phúc Duyên hồi cố

Sau 71 năm kể từ lần triển lãm tại Sài Gòn vào tháng 1/1952, những tác phẩm của họa sĩ Trần Phúc Duyên đã chính thức trở về Việt Nam trong một sự kiện văn hóa giàu màu sắc di sản. Bằng chữ 'duyên', 2 nhà sưu tầm Phạm Lê Collection đã may mắn được sở hữu hơn 100 tác phẩm cùng nhiều kỷ vật bị bỏ quên trong suốt 20 năm tại Thụy Sĩ của họa sĩ Trần Phúc Duyên, kể từ khi ông mất. Với nhiều tâm huyết trong suốt 5 năm qua, Phạm Lê Collection đã mang được những tác phẩm của họa sĩ Trần Phúc Duyên hồi hương, thực hiện triển lãm mang tên Họa Duyên Tương Ngộ.

Khách mời hôm nay: Nhà sưu tầm Phạm Quốc Đạt - Duyên ngộ cùng các tác phẩm của họa sĩ Trần Phúc Duyên

Khách mời của VNNM sáng nay là nhà sưu tầm Phạm Quốc Đạt. Anh cùng với anh Lê Quang Vinh, thường được biết đến là Phạm Lê Collection, hiện đang sở hữu những bức vẽ cùng các kỷ vật của họa sĩ Trần Phúc Duyên.