Thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ

Việc tăng ưu đãi cho doanh nghiệp hỗ trợ là cần thiết trong bối cảnh ngành sản xuất trong nước còn phụ thuộc nguyên liệu đầu vào từ nguồn nhập khẩu và số lượng doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài còn khiêm tốn. Điều này cũng tăng sức hút trong thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nói chung và tại Hà Nam nói riêng.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Lê Thị Thủy tiếp và làm việc với Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hệ thống dây dẫn Sumi Việt Nam

Chiều 6/6, đồng chí Lê Thị Thủy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã tiếp và làm việc với ngài Hiroshi Kuroda, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hệ thống dây dẫn Sumi Việt Nam (Nhật Bản). Cùng dự có đồng chí Trần Xuân Dưỡng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh và một số sở, ban, ngành của tỉnh.

Nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ doanh nghiệp trong khu công nghiệp

Ngày 9/11/2021, UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt Đề án 'Nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ doanh nghiệp trong khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030'. Sau 1 năm triển khai thực hiện, đề án đã đạt được những kết quả nhất định. Các dịch vụ phục vụ doanh nghiệp trong KCN ngày càng đáp ứng về số lượng và chất lượng, góp phần không nhỏ thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

Đột phá trong thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp

Kể từ khi hình thành khu công nghiệp (KCN) đầu tiên vào năm 2003 là KCN Đồng Văn I (Duy Tiên), đến nay tỉnh Hà Nam đã có 8 KCN đi vào hoạt động, thu hút trên 500 dự án đầu tư, tạo việc làm cho trên 86.000 lao động.

Tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp trong KCN Thanh Liêm

KCN Thanh Liêm được hình thành trên cơ sở nâng cấp từ Cụm Công nghiệp Kiện Khê theo Quyết định thành lập số 719/QĐ- UBND ngày 4/5/2019 của UBND tỉnh.

Quan tâm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thực hiện '3 tại chỗ'

Đến thời điểm này, tại các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh đã có 115 doanh nghiệp với tổng số trên 3.400 lao động thực hiện phương án '3 tại chỗ' (sản xuất tại chỗ, ăn uống tại chỗ, nghỉ ngơi tại chỗ). Mô hình này đã giúp các doanh nghiệp thực hiện 'mục tiêu kép': vừa duy trì ổn định sản xuất, kinh doanh; vừa phòng, chống dịch hiệu quả. Thế nhưng, việc thực hiện mô hình này trong khoảng thời gian dài đang bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ.