Triển vọng kinh tế từ mô hình sản xuất cây dược liệu hữu cơ

Hiện nay, nguồn dược liệu tự nhiên ngày càng cạn kiệt nên nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh, nhất là ở khu vực miền núi đã du nhập, nhân rộng mô hình sản xuất cây dược liệu. Tại huyện Bá Thước, mô hình trồng cây dược liệu hữu cơ được đầu tư, hiện đã cho thu hoạch những lứa đầu tiên. So với những cây trồng truyền thống, mô hình trồng cây dược liệu khá phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu và trình độ sản xuất của người dân. Do đó, mô hình không chỉ bổ sung nguồn dược liệu cho y học, nâng cao thu nhập cho người dân mà còn mở ra hướng sản xuất hàng hóa cho đồng bào các dân tộc địa phương.

Cao Sơn, 'trái ngọt' đầu mùa

'Dự kiến đường mới sẽ làm xong trước tết. Có đường mới thuận lợi thì cam, quýt, su su, mướp đắng... của bà con sẽ được giá, đắt hàng hơn; con em đến trường đỡ vất vả, du khách đến với Cao Sơn cũng không còn khó nhọc. Cao Sơn sẽ khởi sắc'... Trưởng thôn Mười - ông Ngân Mạnh Hùng nói với tôi như thế.

Mùa vàng ở bản Son

Qua con dốc cao, bản Son hiện ra với những nét đẹp riêng có. Đây là nơi tụ cư của hơn 446 nhân khẩu/101 hộ dân, bản có số dân đông nhất trên khu Cao Sơn (gồm 3 bản Son - Bá - Mười) của xã Lũng Cao (Bá Thước).

Nữ bí thư chi bộ, trưởng thôn năng động, đổi mới

Đến xã Lũng Cao (Bá Thước) hỏi thăm bà Hà Thị Tự, bí thư, trưởng thôn Cao Hoong, hầu như từ người già đến trẻ con ai cũng biết và luôn dành cho bà một sự tin yêu, kính trọng. Mặc dù đã 62 tuổi, nhưng hàng ngày bà Tự vẫn âm thầm, lặng lẽ đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống và được Nhân dân trong thôn tin tưởng, nghe và làm theo.

Trăn trở Cao Sơn

Có khí hậu và cảnh quan thiên nhiên được ví như 'Sa Pa thu nhỏ' của xứ Thanh, thuận lợi để phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, song do nhiều nguyên nhân mà đến nay, bà con thôn Son, Mười, Bá (hay còn gọi là khu Cao Sơn, thuộc xã Lũng Cao, huyện Bá Thước) vẫn chưa thể phát huy những tiềm năng, lợi thế trên.

Lớp học 3 trình độ trên non cao

Điểm trường Cao Hoong nằm ở khu vực xa xôi và khó khăn nhất của xã Lũng Cao, huyện Bá Thước. Nơi đây, điều kiện sinh hoạt cũng như cơ sở vật chất dạy và học đang còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, một phòng học chỉ có từ 7-8 em, nhưng có đến 2, thậm chí là 3 trình độ, gây ra không ít khó khăn cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh. Ở địa bàn giao thông đi lại khó khăn, dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, sống thưa thớt, số học sinh cùng tuổi theo tiêu chuẩn mỗi lớp thường rất ít, thì đây là giải pháp hữu hiệu để trẻ em theo học con chữ.

Gỡ 'điểm nghẽn' đất đai ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đưa ra lấy ý kiến Nhân dân lần này có rất nhiều điểm mới, tiếp thu góp ý, phản biện xã hội của các chuyên gia, nhà khoa học và Nhân dân. Một trong những góp ý được quan tâm nhiều nhất chính là quản lý, quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, nhất là gỡ 'điểm nghẽn' đất đai ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số…

Quan tâm giải quyết vấn đề thiếu đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tiếp tục diễn đàn lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Báo Thanh Hóa xin giới thiệu cùng bạn đọc một số ý kiến của cán bộ, công chức trong tỉnh.

Giữ sinh kế, ổn định cuộc sống cho người dân ở khu tái định cư miền núi Bá Thước

Hơn 2 năm sau khi di dời khỏi các khu vực bị sạt lở về với khu tái định cư thôn Bố xã Lũng Cao huyện Bá Thước, cuộc sống của người dân nơi đây đã thay đổi hoàn toàn. 35 hộ dân thôn Bố đã được chuyển đến nơi ở mới, khang trang hơn, với hạ tầng được đầu tư đồng bộ không còn phải nơm nớp nỗi lo đất đá sạt lở, vùi lấp nhà cửa. Nỗi lo bao năm nay đã được Đảng, Nhà nước quan tâm giải quyết.

Người dân đi rừng lấy chuối phát hiện 3 người tử vong dưới vực sâu

Người dân trong lúc đi rừng lấy chuối, phát hiện 3 thi thể cùng một xe máy dưới vực sâu, cách mặt đường khoảng 30m.

Lộ nguyên nhân ba người tử vong cạnh xe máy dưới vực sâu ở Thanh Hóa

Thời điểm được người dân phát hiện, ba thi thể nằm cạnh xe máy dưới vực sâu, cách mặt đường tỉnh lộ khoảng 30m.

Gập ghềnh đường lên Son - Bá - Mười

Sự xuống cấp và hư hỏng nghiêm trọng của tuyến tỉnh lộ 521B - con đường huyết mạch nối 'ốc đảo' Cao Sơn, xã Lũng Cao, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) với thế giới bên ngoài đang vô tình trở thành 'sợi dây trói' 3 bản Son - Bá - Mười. Đường hỏng, tiềm ẩn nhiều hiểm họa tai nạn giao thông; vận chuyển nông, lâm sản không thuận lợi khiến kinh tế của người dân nơi đây gặp nhiều khó khăn.

Đường đi Son - Bá - Mười xuống cấp - 'rào cản' phát triển du lịch

Đường tỉnh 521B là tuyến đường huyết mạch để du khách di chuyển từ trung tâm xã Lũng Cao đi các bản Son - Bá - Mười (xã Lũng Cao, huyện Bá Thước). Song nhiều năm qua, tuyến đường này đã bị xuống cấp, với sự xuất hiện của nhiều 'ổ voi, ổ gà' không chỉ gây khó khăn trong việc đi lại, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, phát triển kinh tế của bà con 3 bản vùng cao.